“Góc nhớ” ở… Sài Gòn

Trong quần cư phố thị Sài Gòn là nơi du nhập của nhiều người nhiều vùng, sinh sống hòa nhập nhưng họ vẫn giữ cho mình một điều riêng riêng.
“Góc nhớ” ở… Sài Gòn

Người “bản địa”

Đã mấy mươi năm, chợ đồ cổ ở phố Lê Công Kiều dường như không thay đổi nhiều so với tốc độ đô thị hóa thay đổi từng ngày của khu vực trung tâm đô thị Sài Gòn. Trên một con phố nhỏ không quá dài, nối giữa đường Phó Đức Chính và đường Nguyễn Thái Bình (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1), chợ Lê Công Kiều lắng đọng vẻ yên ắng hệt như chợ đồ cổ Hàng Mã, với những chủ tiệm nói giọng đặc sệt Hà Nội. “Góc nhớ” ấy đã đôi lần khiến chúng tôi dừng chân lán lại giây lát, dù chỉ để cảm nhận chút yên bình nơi phố thị ồn ã thường nhật. Một lần ghé tiệm đồ cổ của cô Đào Thị Hợp (53 tuổi) trên phố này, chúng tôi được nghe người phụ nữ gốc Hà Nội kể về tình huống khó xử: “Nên ở Lê Công Kiều hay về Hàng Mã”. Để rồi cuối cùng, cô Hợp chọn ở lại, với lý do: “Ở đây cô có tất cả: Sài Gòn và Hà Nội”. Câu chuyện khiến chúng tôi ấn tượng mãi mỗi lần có dịp ghé ngang nơi đây.

“Góc nhớ” ở… Sài Gòn - anh 1

“Góc nhớ” đầy ký ức của quê hương ở giữa đô thị phồn hoa

Không riêng cô Hợp, đối với hầu hết những chủ tiệm đồ cổ gốc bắc ở Lê Công Kiều đều giữ một “góc nhớ” đầy ký ức của quê hương ở giữa đô thị phồn hoa phương nam. Điển hình như tiệm cô Hợp, lúc nào cũng có dăm món đồ cổ từ bắc chuyển vào, góc tiệm bao giờ cũng có gian thờ tổ tiên, ông bà, với nải chuối, trái đu đủ, trưng thêm cam, quất. Kế bên tiệm đồ cổ của cô Hợp là một cửa hàng đồ gốm, chủ tiệm gốc Hà Nam Ninh, tên Lộc. Anh Lộc có biệt tài đặc biệt, mà chúng tôi hay gọi vui là “người bản địa”, bởi vì anh có thể nhớ được từng gương mặt, từng món hàng mà phố Lê Công Kiều đang bán buôn. Một dạo. chúng tôi buột miệng hỏi, đang lúc rảnh rỗi, vắng khách mua, anh liệt kê cho nghe: “Này nhé, các chú muốn tìm đồ gốm sứ, đồ cổ thì qua tiệm 19, 21, 23 (số nhà trên đường); còn muốn sắm các loại bàn ghế, tủ, trường kỷ kiểu cổ thì ghé 15, 36; Đồ sơn mài, đồ gỗ thì ở ngay tiệm số 48;…”.

Ở chợ đồ cổ Lê Công Kiều, chúng tôi cũng gặp những ki-ốt di động chuyên trao đổi đồ cổ có nguồn gốc từ chợ Hàng Mã. Mỗi ngày, khách ghé đến những ki-ốt này rất đông, có khi chẳng mua món nào mà chỉ đổi qua đổi lại. Ấy thế mà cũng không phải ngã giá giằng co như ở “chợ trời”, chủ - khách luôn niềm nở với nhau, làm nên một “nét duyên” đặc biệt cho “góc nhớ” Lê Công Kiều. Sau này, khi có dịp gặp nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn (64 tuổi, gốc Huế) - Một nhà sưu tập đồ cổ có tiếng ở Sài Gòn, được ông Sơn chia sẻ: “Tôi với cụ Vương Hồng Sển lúc cụ còn sống có duyên với chợ đồ cổ Lê Công Kiều lắm”. Rồi ông kể kỷ niệm: thời trai trẻ lúc mới vào Sài Gòn học, ông có cơ duyên kết thân với cụ Vương Hồng Sển, là một chuyên gia về đồ cổ ở Nam Bộ lúc đó. Rảnh rỗi, ông thường làm “tài xế” chở cụ Vương đi săn tìm cổ vật ở các con phố, trong đó có chợ đồ cổ Hàm Nghi, nay ở đường Lê Công Kiều. Một dạo khác vào năm 1973 khi ông Sơn đi theo cụ Vương đến tiệm buôn đồ cổ của ông Hoàng Văn Chánh, đã rất chú ý đến một ống đựng tranh bằng sứ hình bát giác rất quý và hiếm. Cả hai đều rất thích thế nhưng chủ tiệm đòi giá tới 500.000 đồng, mà lúc đó giá vàng mới 8.000 đồng/lượng nên tiếc nuối ra về. Sau giải phóng, ông Sơn đôi lần quay trở lại tiệm đồ cổ ban xưa nhưng hay tin ông chủ tiệm đã qua Pháp định cư nên chỉ còn biết xuýt xoa tiếc rẻ.

Chẳng riêng “góc nhớ” Lê Công Kiều, một điều lạ là những “góc nhớ” Sài Gòn thường là nơi văn hóa nam - bắc đã trải qua một quá trình giao thoa, pha trộn vào nhau.

Lang thang đi tìm… lang thang

Để minh chứng cho điều này, nhiều người đất bắc chỉ cho chúng tôi những “góc nhớ” Sài Gòn đậm đà chất Bắc Bộ mà nhiều thế hệ người đến và đi đều khó quên. Không đâu xa, ngay cạnh sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) ngày nay chưa đến một cây số, có một tuyến phố mang cả tên làng đến tên đường, tuyến phố, ẩm thực đất bắc. Con phố nằm gọn một bên vòng xoay Lăng Cha Cả, với những tuyến đường Thăng Long, Long Biên, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Ba Vì… Chỉ nghe qua những địa danh ấy, ít ai có thể bỏ qua cơ hội dừng chân ghé lại. Và, trong một không gian như thế, “góc nhớ” Sài Gòn càng trở lên đặc biệt, đôi khi người ta gọi nó cả bằng cái tên “phố bắc”!

“Góc nhớ” ở… Sài Gòn - anh 2

Một góc Sài thành

Ở “phố bắc”, người ta kinh doanh đủ thứ nghề, như thể muốn ôm cả “36 phố phường” Hà Nội vào một không gian chật hẹp. Chẳng hạn như đường Ba Vì chuyên về dịch vụ; đường Thăng Long, Phan Thúc Duyên chuyên về bún cá rô đồng đến phở bắc, thịt chó, cơm tấm Sài Gòn; trong khi đường Đồ Sơn trở thành địa chỉ quen thuộc của những người bắc di cư vào thuê trọ;… Vài năm gần đây khi “phố bắc” phát triển nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, ăn uống, cà-phê…, thì có cả người Quảng Ngãi và Quảng Bình theo vào làm ăn. Họ thuê trọ ở sâu trong hẻm của các đường Long Biên, Ba Vì hay Đồ Sơn, để buổi tối gánh hàng, đẩy xe dạo buôn bán các đồ lặt vặt mưu sinh. Một điểm thú vị khác của “phố bắc” được chị Hà Thị Thúy (chủ tiệm Thúy Paris, số 4/1B Đồ Sơn) cho biết, giống như những phố Hàn ở Hà Nội thì từ ngày phố có tiệm thịt chó thì người Hàn kéo về phố ở rất đông. Theo chị Thúy, cả khu phố này có đến mười mấy địa chỉ nhà ở, lẫn tiệm kinh doanh của người Hàn Quốc về đây làm ăn…

Rời “phố bắc”, chúng tôi có dịp ghé thăm một “góc nhớ” Sài Gòn khá thú vị khác là chợ trầu cau Lê Quang Sung (quận 6) bắt đầu từ góc đường Chu Văn An đến đường Huỳnh Thoại Yến - nay là Nguyễn Hữu Thuận. Ít ai ngờ rằng qua nửa thế kỷ biến chuyển nhưng ở giữa trung tâm Sài Gòn vẫn còn sót lại một chợ trầu cau buôn bán quanh năm. Thương lái mỗi ngày từ Hóc Môn và một số tỉnh miền trung, miền tây chuyển lên từ sáng sớm. Ở chợ trầu cau duy nhất của Sài Gòn, người ta cũng cảm nhận sự giao thoa văn hóa đậm nét bắc - nam. Bà Sáu Lên (78 tuổi, ở ấp Nam Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) có 40 năm buôn bán ở chợ này kể với chúng tôi: “Không biết chợ có từ bao giờ, tui chỉ nhớ là biết đội cau lên đầu lúc còn là thiếu nữ mười tám, đôi mươi. Hồi ấy, mấy anh em cô theo ba mẹ chuyển cau từ Hóc Môn lên bằng xe thồ hoặc xe khách, chứ không có xe buýt như bây giờ”. Còn tiểu thương Nguyễn Thị Hoa (58 tuổi, ngụ ấp Hưng Lân, xã Bà Điểm) nhớ kỷ niệm lúc nhỏ được bố mẹ gồng gánh theo trầu cau lên vòng xoay Cây Gõ, rồi từ đó đến bến xe Chợ Lớn. Tuổi thơ gắn với nghề nghiệp cha ông như vậy nên đến nay dù chợ chỉ còn lại chưa đến chục sạp hoạt động nhưng bà Hoa vẫn quyết duy trì nghề truyền thống cha ông để lại. “Dường như đã ăn vào máu rồi, đêm về nằm là lại nhớ những khuôn mặt quen…”, cô Hoa tâm tư.

Đối với nhiều tiểu thương ở chợ trầu cau Lê Quang Sung, dù việc buôn bán lời lãi không nhiều, thế nhưng mấy mươi năm gia đình đã theo nghề này đã khiến họ gắn bó một cách tự nhiên. Bà Sáu Lên kể, mấy ngày sau Tết con cháu của bà cứ rầy la bà hoài, bảo bà nghỉ bán buôn về nhà để con cháu phụng dưỡng. Thế nhưng bà vẫn không nghỉ. “Không phải lời lãi gì mà nghỉ bán bà không chịu được. Một ngày ở nhà thôi là bà buồn chân buồn tay lắm”, người phụ nữ đã bước sang tuổi lục tuần chia sẻ.

Giống như bà Sáu Lên, cô Hoa ở chợ Lê Quang Sung; cô Hợp, anh Lộc ở chợ đồ cổ Lê Công Kiều, hay chị Nga ở “phố bắc”, tất cả đều mang trong tiềm thức một “góc nhớ” Sài Gòn thân thương, mà dù phải tha phương mưu sinh, nỗi nhớ quê dằng dằng mỗi đêm nhưng để rời bỏ nơi đây là một điều tưởng chừng rất khó đối với họ….

Tự bao giờ, những “góc nhớ” Sài Gòn đã đi vào ký ức bao thế hệ như thế, như thế…

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Ngất ngây với những lâu đài còn sót lại trên thế giới

- "Tận mục" khách sạn quyến rũ nhất thành phố Pari hoa lệ

- Bí quyết giữ tiền an toàn tuyệt đối khi đi du lịch

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.