Hà Nội chuẩn bị kỹ cho đợt tiêm chủng lớn nhất lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Nếu nguồn cung vaccine bảo đảm, Hà Nội phấn đấu đạt tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày, đồng thời, huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp xảy ra các phản ứng sau tiêm.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại điểm tiêm chủng 26 Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại điểm tiêm chủng 26 Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Sẵn sàng tiêm diện rộng

Hà Nội đang tích cực triển khai các hoạt động trong chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19, là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử, với các biện pháp để đảm tiến độ và an toàn.

Về phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hà Nội cho biết:“Hà Nội đã xây dựng phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên quy mô lớn theo phương châm "tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất", trong đó mục tiêu an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu. Hà Nội cũng đã chuẩn bị phương án sẵn sàng 1.200 dây chuyền tiêm. Nếu nguồn cung vaccine bảo đảm, Hà Nội phấn đấu đạt tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày, đồng thời, huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp xảy ra các phản ứng sau tiêm”.

Theo đó, Hà Nội dự kiến số lượng người trong độ tuổi cần tiêm chủng (từ 18- 65 tuổi) là trên 5,1 triệu người, và mở rộng sang các đối tượng khác. Các đối tượng tiêm được chia thành 10 nhóm theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vaccine.

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cũng cho biết, theo quy định, vaccine phòng COVID-19 chỉ tiêm cho đối tượng từ 18- 65 tuổi. Tuy nhiên, người trên 65 tuổi vẫn nên đăng ký tiêm chủng. Những trường hợp này nên lưu ý, khi đăng ký tiêm chủng trực tuyến cần điền thông tin cụ thể vào cột (trên 65 tuổi) trong phiếu.

Căn cứ vào tình hình sức khỏe của những người trên 65 tuổi, bác sĩ sẽ quyết định việc họ có được tiêm hay không. Nếu người trên 65 tuổi sau khi được khám lâm sàng mà sức khỏe hoàn toàn bình thường thì có thể chỉ định tiêm tại bệnh viện. Vì vậy, người dân cần điền đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh trên phiếu đăng ký tiêm chủng.

Các khẩu chuẩn bị đã sẵn sàng, tuy nhiên, đến thời điểm này, Hà Nội tiêm được bao nhiêu và mở các điểm tiêm như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào lượng phân bổ vaccine của Bộ Y tế.

Đảm bảo phòng dịch, bố trí khoa học

Để bảo đảm giãn cách, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc tại điểm tiêm, Hà Nội sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký tiêm chủng của người dân, từ đó xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế.

Cụ thể, trước khi triển khai tiêm chủng, người dân sẽ được nhắn tin, gọi điện thoại mời đến tiêm chủng. Theo kế hoạch, điểm tiêm có thể tiêm cho bao nhiêu người thì sẽ chỉ thông báo gọi bấy nhiêu người dân đến; sau đó lại tiếp tục gọi theo thứ tự.

"Để tránh xảy ra tình trạng quá tải, bảo đảm giãn cách, an toàn, chúng tôi cũng rất mong người dân phối hợp với ngành Y tế, chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng dịch. Cụ thể, người dân khi đến tiêm phải theo đúng khung giờ được gọi, không thể nhận được tin nhắn tiêm buổi sáng nhưng đến buổi chiều mới ra tiêm", bà Trần Thị Nhị Hà khuyến cáo.

Sở Y tế Hà Nội cũng khuyến cáo, người dân khi đến điểm tiêm cần tuân thủ quy định tại điểm tiêm, thực hiện đầy đủ quy định 5K gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.

Hiện tại, hệ thống đăng ký tiêm chủng vaccine COVID-19 đã được mở, mọi người dân có thể đăng ký tiêm chủng vaccine COVID-19 theo nhiều cách. Cụ thể, người dân có thể đăng ký theo bản đăng ký giấy tại xã, phường, thị trấn, sau đó cán bộ sẽ nhập các dữ liệu lên "Sổ sức khỏe điện tử"; hoặc đăng ký trực tuyến qua các ứng dụng, phân mềm như: Đăng ký trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 hoặc tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" trên điện thoại và khai báo, đăng ký. Sau khi đăng ký trực tuyến xong, người dân sẽ nhận được xác nhận đăng ký tiêm chủng thành công; các dữ liệu này sẽ được chuyển về các địa bàn theo đăng ký và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và sắp xết lịch tiêm.

"Bất kể ai cũng có thể đăng ký tiêm chủng, chúng tôi sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký đó để sàng lọc cụ thể từng đối tượng, xem ai tiêm ở đâu. Khi căn cứ vào phiếu đăng ký, tình hình sức khỏe của từng người, chúng tôi sẽ phân loại, có người tiêm ở các điểm tiêm thông thường, có người phải tiêm ở bệnh viện", bà Trần Thị Nhị Hà cho biết.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.