Hà Nội khởi động lại quy hoạch sông Hồng

(Ngày Nay) - Thành phố phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch phân lũ, làm cơ sở xây dựng quy hoạch hai bên sông Hồng.

Chiều 8/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo TP Hà Nội đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và các đơn vị của bộ.

Làm đê kết hợp đường hai bên bờ sông 

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, do chưa có quy hoạch phòng chống lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội nên một số công trình hạ tầng xã hội dân sinh bức xúc trên địa bàn thành phố như trường học, trụ sở làm việc ở các khu vực bãi sông gặp khó khăn trong việc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

Ông Chung cho biết, để làm được quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng chạy qua địa bàn TP Hà Nội, theo quyết định của Thủ tướng thì phải làm quy hoạch thoát lũ. 

Cụ thể, trong quá trình xây dựng quy hoạch thoát lũ trước đây, TP Hà Nội đã thống nhất quy hoạch "đê kết hợp với đường" - mô hình đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. 

Theo đó, khi làm đê kết hợp đường hai bên bờ sông Hồng, sẽ làm theo thiết kế đê - đường hai bậc. Trong trường hợp nước sông Hồng dâng lên bậc thứ nhất, vẫn có thể có đường - đê lưu thông ở bậc thứ hai.

Tuy nhiên, để thuận lợi cho thiết kế nhiều công trình đường và cầu qua sông Hồng, ông Chung cho rằng với cốt đê 13,2m vẫn có thể đảm bảo phân lũ, nhất là khi trên thượng lưu sông Hồng đã có 3 thủy điện lớn hỗ trợ điều tiết lũ, báo Tuổi Trẻ thông tin.

Hà Nội khởi động lại quy hoạch sông Hồng ảnh 1

Hà Nội muốn xây dựng khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Hồng. - Ảnh: Vnexpress

Đất ngoài bãi sông Hồng mênh mông, nhưng không ai dám đầu tư

Đặt vấn đề cần xây dựng quy hoạch thoát lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho rằng yêu cầu chống lũ là rất quan trọng, đó là vấn đề sống còn. 

Nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng, có tính chất sống còn đối với thủ đô, song, Bí thư Huệ nói nếu nhìn vào thực trạng hiện nay của sông Hồng thì đây khó có thể là điểm tựa để thành phố phát triển.

"Bên trong thì vi phạm trật tự xây dựng, còn đất ngoài bãi sông Hồng không ai dám đầu tư vào khoa học công nghệ vì quy định đất chưa được quy hoạch thì chỉ được đấu thầu 5 năm. Sau 5 năm lại xóa làm lại thì ai dám đầu tư", lãnh đạo Thành ủy băn khoăn.

Ông nói quỹ đất ở các huyện ngoại thành ngoài bãi sông Hồng mênh mông nhưng không kêu gọi được các nhà khoa học, các nhà đầu tư do phải chờ quy hoạch, vô cùng lãng phí.

"Ngay khu vực bãi giữa sông Hồng - khu vực quận Hoàn Kiếm, giờ mượn làm tạm cũng không được, tất cả án binh bất động. Chỗ này đề nghị bộ nghiên cứu giúp cho thành phố", Bí thư Hà Nội nói.

Trả lời các kiến nghị của lãnh đạo Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường thừa nhận Bộ nhận được nhiều kiến nghị liên quan đến vấn đề thực hiện quy hoạch phòng chống lũ 2 bên bờ sông Hồng.

Ông cho biết, Quyết định 257 năm 2016 của Thủ tướng là căn cứ để tổ chức quy hoạch 15 tỉnh hạ du làm cơ sở cho công tác ứng phó phòng chống thiên tai và bảo vệ đê điều.

Bộ trưởng Cường nhấn mạnh Quyết định 257 được ban hành để bảo vệ vùng hạ du và đặc biệt là thủ đô Hà Nội với 2 chỉ tiêu chính. Một là cố gắng đảm bảo cốt đê ở mức 13,4 m để bảo đảm an toàn cho toàn bộ diện tích nội đô. Hai là đảm bảo mức thoát lũ ở tiết diện trung bình khoảng 20.000 m3/s.

Từ 2 nguyên tắc này, ông cho rằng thành phố phải rà soát lại hết, từ lòng sông, khu vực xung quanh. Không để người dân xây dựng tự phát cản trở dòng chảy. Hai là tận dụng tài nguyên để phát triển bằng các thiết chế, có thể có những chỗ thiết chế được nhà tầng, có chỗ thiết chế được hạ tầng dịch vụ - thương mại.

Bộ sẽ cử lực lượng khoa học, kể cả Viện khoa học thủy lợi, các viện nghiên cứu tập trung với thành phố tổng rà soát lại, nhưng vẫn phải đảm bảo hai nguyên tắc là cốt đê cao 13,4m và mức thoát lũ ở tiết diện trung bình của sông Hồng đoạn Hà Nội là 20.000 m3/s, nguồn tin của Zing.vn cho biết.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.