Hà Nội xin cơ chế riêng giải bài toán trường học 'thất thủ'

Dù đã bước vào năm học mới được hơn nửa tháng nhưng tại Hà Nội, hàng ngàn phụ huynh vẫn đang nháo nhác, rối bời với lịch học của con: học luân phiên (4 ngày, nghỉ 2 ngày), học 1 buổi là những phương án tạm thời.
Hà Nội xin cơ chế riêng giải bài toán trường học 'thất thủ'

Quay cuồng lịch học giãn cách 

Chiều 17/9, chúng tôi có mặt vào giờ tan học tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai), ngôi trường chỉ riêng số học sinh vào lớp 1 năm nay đông bằng 1 trường tiểu học thì gặp đa số phụ huynh là ông bà được huy động từ quê ra trông cháu giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” bởi trường quá tải, học sinh chỉ học 4 ngày và nghỉ 2 ngày  ở nhà.

Bà Lê Thơ, quê Thanh Hóa đang dẫn cháu bé 4 tuổi đi đón anh trai học lớp 1 cho biết: “Chiều qua (ngày 16/9), trong buổi họp phụ huynh, cô chủ nhiệm đưa ra phương án để lấy ý kiến về việc sẽ học 1 buổi/ngày nhưng phụ huynh không đồng ý. Nếu học 1 buổi/ngày, đa số phụ huynh đều công chức nhà nước, sao nghỉ ở nhà trông con được.

Các cháu lại đang độ tuổi hiếu động, non nớt, chưa thể đánh liều nhốt các cháu ở nhà tự lo được… Thế nên, kết thúc họp phụ huynh vẫn chưa ngã ngũ học luân phiên như cũ hay học 1 buổi/ngày. Đến 9h tối thì gia đình được thông báo là học 4 ngày/tuần”.

Theo bà Thêu, hiện hầu hết các phụ huynh đã thu xếp 2 ngày con không đến trường là sẽ đi học câu lạc bộ hoặc đến lớp học nhà cô chủ nhiệm với chi phí từ 160 ngàn-200 ngàn/ngày. Trong hai lựa chọn đó thì theo các phụ huynh, gửi cô chủ nhiệm để học Toán - Tiếng Việt và ăn trưa vẫn yên tâm hơn là gửi trung tâm.

Bà Thơ cũng cho biết, mấy ngày đầu năm học, do số lượng học sinh quá đông, đã có cháu bị lạc nên nhà trường đã cho phụ huynh vào trường đón con em mình. Mỗi lớp cô chủ nhiệm sẽ dẫn các con xuống xếp hàng dưới sân trường, mỗi con được phát 1 biển số (như đón người ở sân bay) để phụ huynh tìm được con mình. Tuy nhiên, vì các cụ ở quê ra, có khi vào lớp các cháu cũng bị nhầm, nên bà cháu tìm nhau khá vất vả.

Trước nhiều phản ánh của phụ huynh, theo dự kiến từ ngày 17/9, học sinh Tiểu học Chu Văn An sẽ phải học 1 buổi/ngày. Thế nhưng, lịch học mới này chưa được triển khai ngay do phụ huynh đề xuất giữ nguyên lịch học luân phiên như cũ, việc thay đổi lịch học đột ngột sẽ khiến các gia đình khó sắp xếp kịp.

Anh Bình, một phụ huynh cho biết: “Tôi có 2 bé đang học tại đây, đứa lớn năm nay lên lớp 5 còn đứa bé lớp 3. Bây giờ lớp 1 học mỗi buổi sáng còn lớp 5 lại học chiều thì tôi cũng khá băn khoăn chưa biết làm thế nào để quản lý con mình trong thời gian các con được nghỉ”. Anh tâm sự thêm những gia đình khá giả thì có thể gửi con đến các trung tâm hay nhờ người trông nom nhưng đối với những gia đình khác không có điều kiện kinh tế thì có lẽ chắc họ phải thay nhau ở nhà trông các con.

Và điều anh lo lắng hơn cả là với lịch học 4 ngày/tuần, con gái anh đang học lớp 5, cần nhiều thời gian để học tốt cho việc chuyển cấp năm tới thì không biết chất lượng có đảm bảo không. Do đó, phương án anh tính tới, có thể sẽ phải cố gắng chuyển trường cho con.

Có thể nói, chuyện học và nghỉ luân phiên ở trên gây nhiều rắc rối với những gia đình công chức, hoặc những gia đình trẻ, khó khăn về điều kiện tìm người giúp việc. Đơn cử như tại khu vực Linh Đàm, giá trông học sinh tiểu học bán trú luân phiên một ngày dao động từ 160.000-200.000 đồng/em (đã kèm ăn một bữa trưa). Phương án thứ hai được nhiều người lựa chọn là gửi con học bán trú tại nhà giáo viên chủ nhiệm.

Tuy nhiên, nếu như năm học trước, giá trông giữ trẻ bán trú tại nhà giáo viên chủ nhiệm dao động từ 120.000-125.000 đồng/em/ngày thì nay số tiền đó đã tăng lên 175.000 đồng/em/ngày (đã kèm ăn trưa). Như vậy, với những gia đình có con nghỉ vào một ngày hành chính trong tuần, số tiền gửi bán trú ngoài phát sinh sẽ dao động từ 700.000- 800.000 đồng/tháng.

Với những gia đình có con nghỉ tới hai ngày trùng ngày hành chính trong tuần, số tiền bán trú phát sinh sẽ tăng từ 1.400.000 - 1.600.0000 đồng/tháng.

Nhiều phụ huynh chia sẻ, nếu cộng tất cả những khoản tiền chi phí học trong tháng cho con. Gồm tiền đóng ở trường, tiền học thêm ở bên ngoài, cùng tiền phát sinh do nghỉ học luân phiên, tổng tiền hàng tháng phải chi phí cho con học ở trường công sẽ không thua kém mức chi phí cho học sinh các trường dân lập. Và bài toán kinh tế càng nặng nề hơn với những phụ huynh có hai con cùng học Tiểu học Chu Văn An hoặc những trường đang phải học luân phiên do quá tải.

“Thất thủ” trước lượng học sinh tăng đột biến

Theo Sở GD-ĐT, năm học 2018-2019, lượng học sinh vào lớp 1 của Hà Nội tăng đột biến, khoảng 30.000 em. Nhiều trường có sĩ số cao gần gấp đôi so với qui định của Bộ GD-ĐT là 35 em/ lớp. Cụ thể, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Hà Đông) 60 em/lớp; Tiểu học Nguyễn Du (Hà Đông) 60 em/lớp; Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) 59 em/lớp; Tiểu học Chu Văn An (Tây Hồ) 60 em/ lớp, cá biệt có lớp lên tới 70 em/ lớp, Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân) hơn 60 em/lớp…

Số học sinh tăng nhanh trong khi cơ sở vật chất có hạn đã khiến cho sỹ số lớp học được đẩy lên cao. Ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, nhiều trường sỹ số lên đến trên 60 học sinh/lớp, gần gấp đôi so với quy định của Bộ GD-ĐT.

Sỹ số cao nhưng vẫn không thể đủ lớp học, các trường phải tổ chức cho các lớp nghỉ học luân phiên trong tuần và học bù vào cuối tuần. Tại quận Hoàng Mai, Trường Tiểu học Chu Văn An, phường Hoàng Liệt, thậm chí còn phải nghỉ học luân phiên đến hai ngày mỗi tuần. Tại phường Dịch Vọng chỉ có duy nhất một trường tiểu học công lập là Dịch Vọng B nhưng hiện phường này đã có khoảng 48 tòa chung cư cao tầng, đẩy sỹ số học sinh lên trên 60 em/lớp.

Tại quận Hoàng Mai, theo báo cáo của Phòng Giáo dục quận từ tháng 4/2018, căn cứ vào kết quả điều tra phổ cập giáo dục trên địa bàn phường Hoàng Liệt, UBND quận Hoàng Mai đã giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1 cho Trường Tiểu học Chu Văn An là 964 học sinh. Nhưng ngay sau đó, từ tháng 5/2018 đến tháng 7/2018, có gần 200 trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 được phường xác nhận mới về tạm trú trên địa bàn thuộc tuyển sinh của Trường Tiểu học Chu Văn An.

Thực tế, bà Lê Thị Thêu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An cho hay,  năm nay trường có 23 lớp 1, tăng 16 lớp so với năm ngoái. Số lớp tăng bằng cả một trường tiểu học. Thống kê sơ bộ, quận Hoàng Mai hiện có trên 85.000 dân (tăng 10.000 dân so với cùng kỳ năm 2017). Toàn phường có 82 chung cư, trong đó có 76 tòa chung cư đã đi vào sử dụng, nhưng chỉ có 2 trường tiểu học công lập.

Chính vì thế, trong nhiều phương án đưa ra, thay vì được học đủ 5 ngày trong tuần, tương đương 10 buổi mỗi tuần như chương trình của Bộ GD-ĐT, tất cả học sinh các lớp chỉ được học 4 ngày/tuần với 8 buổi/tuần và phải học luân phiên cả thứ bảy, nghỉ hai ngày giữa tuần. Có những khối lớp may mắn được nghỉ hai ngày liền nhau trong tuần (thứ sáu, thứ bảy), lại vào dịp cuối tuần thì gia đình học sinh đỡ chật vật hơn.

Nhưng cũng có những khối lớp học một ngày lại nghỉ xen kẽ một ngày. Hoặc lẽ ra các cháu được học vào ngày thường, nghỉ vào ngày cuối tuần thì thời khóa biểu của nhà trường lại sắp xếp ngược lại… Và việc giảm số tiết học 2 buổi/tuần, tương đương với 8 tiết học đang khiến cho phụ huynh lo lắng về chất lượng dạy và học của nhà trường.

Được biết, trước đó Tiểu học Chu Văn An mới được tách ra từ Trường Tiểu học Hoàng Liệt từ năm học 2016- 2017. Và tuy vừa mới được tách thì cũng đã trong tình trạng quá tải. Và Trường Tiểu học Chu Văn An không phải là trường hợp duy nhất mà học sinh phải nghỉ học luân phiên do thiếu trường lớp. Trường Tiểu học Đại Kim (quận Hoàng Mai) học sinh cũng phải nghỉ học các ngày thứ ba và chiều thứ bảy trong tuần. Hay tại Trường Tiểu học Đại Từ, học sinh cũng phải nghỉ luân phiên trong tuần.

Để giải quyết vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã kiến nghị Bộ GD-ĐT, Bộ Xây dựng cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù, được nâng tầng cho các trường học. Theo ông Ngô Văn Quý, năm 2018, Thủ đô đã dành 19.000 tỉ đồng để đầu tư cho giáo dục đào tạo, chiếm tỷ trọng 25,5% ngân sách. Hà Nội đã xây dựng 66 trường học và hơn 22.000 phòng học mới.

Tuy nhiên, những đầu tư đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Số học sinh tăng nhanh trong khi cơ sở vật chất có hạn đã khiến cho sĩ số lớp học được đẩy lên cao. 

Trả lời báo chí, ông Quý cho biết TP đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng kiến trúc, phối hợp với Sở GD-ĐT rà soát lại toàn bộ mạng lưới trường, lớp. Kết quả rà soát cho thấy, ở khu vực nội đô, quỹ đất xây dựng trường học thiếu, nên tỷ lệ học sinh được học trường công thấp hơn khu vực khác.

“Giải pháp trước mắt là tìm quỹ đất, thứ hai là kiến nghị Bộ GD-ĐT, Bộ Xây dựng cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù nâng tầng cho các trường. Tầng nâng được sử dụng cho giáo viên, các phòng chuyên môn của trường. Chúng tôi rất mong có cơ sở pháp lý để thực hiện trong thời gian tới,” ông Quý nói.

Theo quy định về tiêu chuẩn xây dựng trường học, thiết kế, xây dựng trường học không nên lớn hơn 3 tầng với trường mầm non và tiểu học, không quá 4 tầng với trường trung học (gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông). Trường hợp thiết kế trên số tầng quy định cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

Theo PLO
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.