Habeco: Gần 3.700 tỷ đồng gửi ngân hàng nhưng vẫn nợ thuế hơn nửa nghìn tỷ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kết thúc 6 tháng đầu năm, bức tranh tài chính của Habeco khá tươi sáng khi doanh nghiệp này có gần 3.700 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, góp phần đưa về hơn 101 tỷ lãi tiền gửi và cho vay. Nợ vay tài chính còn hơn 52 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số 1.837 tỷ đồng nợ phải trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nợ thuế của Habeco lại phình to lên gần 545 tỷ đồng, tăng khoảng 110 tỷ chỉ sau 6 tháng.
Habeco: Gần 3.700 tỷ đồng gửi ngân hàng nhưng vẫn nợ thuế hơn nửa nghìn tỷ

Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) mới đây đã công bố báo cáo soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, ghi nhận doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3.251 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng đạt 2.474 tỷ đồng, giảm 2%, khiến lợi nhuận gộp doanh nghiệp xấp xỉ 777 tỷ đồng, giảm 20%.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Habeco đạt 103 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí tài chính hơn 4 tỷ đồng, giảm 33%; lãi trong công ty liên danh liên kết hơn 5 tỷ đồng, tăng 400%; chi phí bán hàng 441 tỷ đồng, giảm 14%; chi phí quản lý doanh nghiệp 215 tỷ đồng, giảm 6%...

Năm 2023, Habeco đặt kế hoạch lãi ròng 222 tỷ đồng. Và trong nửa đầu năm 2023 vừa qua, Habeco đã báo lãi sau thuế 184 tỷ đồng, giảm 23% so với 6 tháng đầu năm 2022. Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành được 83% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau 6 tháng.

Tại thời điểm ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Habeco đạt 7.282 tỷ đồng, tăng thêm 50 tỷ so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền mặt tại công ty còn hơn 8 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng gần 301 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc đến 3 tháng là 387 tỷ đồng.

Ngoài ra, Habeco còn có 2.924 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng đến 12 tháng và 50 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 12 tháng.

Như vậy, riêng số tiền gửi tại ngân hàng của Habeco tính đến ngày 30/6/2023 đã lên đến gần 3.700 tỷ đồng. Lượng tiền này đã góp phần đưa về cho Habeco hơn 101 tỷ đồng lãi tiền gửi và cho vay trong kì tài chính vừa qua.

Hàng tồn kho tại Habeco khoảng 725 tỷ đồng, biến động không đáng kể so với hồi đầu năm. Chiếm phần lớn là nguyên liệu, vật liệu với 310 tỷ đồng; thành phẩm 119 tỷ đồng..

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả Habeco tính đến hết tháng 6/2023 còn 1.837 tỷ đồng, giảm khoảng 90 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Đáng chú ý khi nợ vay tài chính tại Habeco chỉ khoảng 52 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ rất ít trong cơ cấu nợ phải trả.

Trong khi đó, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Habeco lại “phình to”, đạt gần 545 tỷ đồng, tăng thêm 110 tỷ đồng sau 6 tháng. Thuyết minh Báo cáo tài chính của Habeco cho thấy, doanh nghiệp này còn nợ 381 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, hơn 142 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng, gần 16 tỷ đồng tiền thuế đất, tiền thuê đất...

Habeco có tiền thân là Tổng Công ty Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội, được thành lập vào năm 2003. Tổng công ty chính thức chuyển đổi hình thức từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần với tên gọi Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội vào năm 2008.

Hiện nay, Habeco có địa chỉ trụ sở chính tại 183 Hoàng Hoa Thám (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội). Số lượng nhân viên của Tổng công ty tại ngày 30/6/2023 là 515 người. Theo Báo cáo thường niên năm 2022 của Habeco, tại thời điểm ngày 31/12/2022, vốn điều lệ doanh nghiệp đạt 2.318 tỷ đồng. Cổ đông nhà nước (đại diện Bộ Công Thương) đang sở hữu đến 81,79% cổ phần công ty.

Ông Trần Đình Thanh (SN 1969) giữ chức Chủ tịch HĐQT Habeco và ông Ngô Quê Lâm (SN 1972) đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc công ty. Trong 6 tháng đầu năm 2023, lương, thù lao của ông Thanh lên đến 595 triệu đồng (tương ứng khoảng 99 triệu đồng/tháng) và lương thù lao của ông Lâm là 504 triệu đồng (tương ứng 84 triệu đồng/tháng).

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.