'Hải quân Việt Nam như 'Hổ mọc thêm cánh' khi mua tàu của Nga'

Đó là nhận đinh của Tạp chí Diplomat (Nhật) khi Việt Nam đóng mới 2 tàu tên lửa Molniya theo công nghệ của Nga, góp phần nâng cao sức mạnh tác chiến trên biển của Hải quân Việt Nam.
'Hải quân Việt Nam như 'Hổ mọc thêm cánh' khi mua tàu của Nga'

Tạp chí Diplomat của Nhật đưa tin, nhà máy đóng tàu Ba Son thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tiến hành lễ bàn giao 2 tàu tên lửa cao tốc cho Hải quân Việt Nam.

'Hải quân Việt Nam như 'Hổ mọc thêm cánh' khi mua tàu của Nga' - anh 1

Tàu tên lửa cao tốc Molniya

Hai tàu mới thuộc Đề án 1241.8 Molniya do nhà máy đóng tàu Vympel, Nga, thiết kế.

Các tàu mới mang số hiệu HQ-379 và HQ-380 do nhà máy đóng tàu Ba Son đóng mới theo giấy phép từ phía Nga.

Theo Naval-technology, tàu tên lửa cao tốc Molniya có chiều dài 56,9 m, rộng 10,5 m, mớn nước 2,5 m, lượng giãn nước toàn tải 550 tấn.

Vũ khí trên tàu rất mạnh gồm: Pháo hạm 76 mm, tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630 30 mm, 4 tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Igla-M.

Ưu điểm của Molniya là tính cơ động cao, có thể đạt tốc độ tối đa 42 hải lý/giờ (78 km/h).

Tàu có khả năng hoạt động liên tục 10 ngày với phạm vi 3.100 km. Molniya còn có biệt danh "Tia chớp", được thiết kế để tiêu diệt nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các phương tiện mặt nước khác một cách độc lập hoặc theo biên đội.

Tàu tên lửa lớp Molniya tên tiếng Nga là Проекта 1241 (Dự án 1241) NATO gọi là tàu hộ tống lớp Tarantul , là thế hệ đầu tiên được bắt đầu phát triển từ năm 1977 và hoàn thành năm 1979.

Việc sản xuất hàng loạt được tiến hành tại nhà máy Yaroslav và nhà máy Vladivostok cho tới năm 1988.

Ngoài ra, Molniya có thể bảo vệ tàu ngầm, tàu đổ bộ hoặc thực hiện nhiệm vụ tuần tra giám sát hàng hải.

Hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao, 2 tàu Molniya mới sẽ bổ sung và nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến cho Hải quân Việt Nam, Diplomat nhận xét.

Trước đó, Sputnik cho hay, nhà máy Zelenodolsk (Nga) đã hoàn thành xây dựng hai tàu khu trục dự án 3.9 Gepard (Dự án 11.661) cho Hải quân Việt Nam. Đây là cặp chiến hạm Gepard 3.9 thứ 2 Nga đang đóng cho Việt Nam.

Ông Rafis Fatykhov, đại diện chính thức của nhà máy Zelenodolsk, cho biết việc đóng cặp tàu chiến hạm Báo đốm - Gepard 3.9 thứ 2 cho Hải quân Việt Nam hiện đã được hoàn tất, chỉ còn lắp đặt các loại vũ khí.

'Hải quân Việt Nam như 'Hổ mọc thêm cánh' khi mua tàu của Nga' - anh 2

Tàu khu trục dự án 3.9 Gepard (Dự án 11.661)

Về tính năng, hai chiếc Gepard mới giống cặp tàu đã được giao cho Hải quân Việt Nam. Điểm khác biệt là cặp khu trục thứ hai sẽ trang bị vũ khí chống tàu ngầm, máy phóng ngư lôi, các thiết bị phát hiện tàu ngầm đối phương. Các tàu còn sử dụng máy phát điện hiện đại với tính năng được cải thiện.

Như vậy, hai Gepard mới sẽ chiến đấu hiệu quả tương đương với các mục tiêu trên không, trên biển và dưới nước.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- Nga chuẩn bị chuyển 2 chiến hạm 'khủng' cho Hải quân Việt Nam

- Chiêm ngưỡng sức mạnh Sukhoi T-50: 'Quái vật tàng hình' của Nga

- Nhà Trắng: Biển Đông "tối quan trọng" đối với an ninh Mỹ và kinh tế toàn cầu

- Bộ Quốc phòng Mỹ và thương vụ thâu tóm 'quái vật bầu trời' lớn nhất trong lịch sử

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.