Hàn Quốc đề nghị UNESCO công nhận Di sản thế giới cho 7 ngôi chùa cổ

(Ngày Nay) - Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA) vừa nộp đơn đề nghị UNESCO công nhận Di sản Thế giới cho 7 ngôi chùa cổ ở nước này.
Chùa Beopjusa nổi tiếng bởi tượng Phật Di Lặc với tư thế đứng chiều cao 33 mét
Chùa Beopjusa nổi tiếng bởi tượng Phật Di Lặc với tư thế đứng chiều cao 33 mét

Theo nguồn tin từ Hàn Quốc, một ủy ban mới đã được các tổ chức Phật giáo và Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc thành lập nhằm theo dõi việc UNESCO công nhận các ngôi chùa truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc là những di sản thế giới cho đến tháng 6/2018. Ủy ban này do tông phái Tào Khê lãnh đạo. 

7 ngôi chùa đều tọa lạc trên núi. Cụ thể:

- Beopjusa (Pháp Trú tự) trên núi Songni, (553-2014) ở 405, Beopjusa-ro, xã Songnisan-myeon, quận Boeun-gun, tỉnh Chungcheongbuk-do.

- Bongjeongsa (Chi Lâm tự) trên núi Cheondeung, (672-2014) ở 901 khóm Taejang-ri, phường Seohu-myeon, thành phố Andong-si, tỉnh Gyeongsangbuk-do.

- Buseoksa (Phù Thạch tự) trên núi Bonghwang, (679-2014) ở 148, khóm Bukji-ri, phường Buseok-myeon, thành phố Yeongju-si, tỉnh Gyeongsangbuk-do.

- Daeheungsa (Đại Hưng tự) trên núi Duryun, (514-2014) ở 400, thôn Daeheungsa-gil, xã Samsan-myeon, huyện Haenam-gun, tỉnh Jeollanam-do. 

- Magoksa (Ma Cốc tự) trên núi Taehwa, (640-2014), ở 567 Khóm Unam-ri, Phường Sagok-myeon, thành phố Gongju-si, tỉnh Chungcheongnam-do.

- Seonamsa (Tiên Nham tự) trên núi Jogye, (529-2014) ở  802 thôn Jukhak-ri, thị trấn Seungju-eup, thành phố Suncheon-si, tỉnh Jeollanam-do.

- Tongdosa (Thông Độ tự) trên núi Yeongchuk, (646-2014) ở 108, Tongdosa-ro, phường Habuk-myeon, thành phố Yangsan-si, tỉnh Gyeongsangnam-do.

Trong đó chùa Beopjusa đã từng trải qua trận hỏa hoạn vào năm 1592, trận hỏa hoạn đã thêu rụi hơn 60 tòa nhà lớn và 70 nhà ở. Nổi tiếng bởi tượng Phật Di Lặc với tư thế đứng chiều cao 33 mét để thay thế tượng cũ bằng bê tông cao 27 mét và hoàn công vào tháng 4/1990, tổng số đồn đúc pho tượng lên đến 160 tấn (năm 2002, phật tử đã thếp lên bức tượng 80 ký lô vàng nguyên xi).

Hàn Quốc đề nghị UNESCO công nhận Di sản thế giới cho 7 ngôi chùa cổ ảnh 1Cận cảnh bức tượng "khổng lồ" ở chùa Beopjusa

Bất cứ ai đặt chân đến đây đều bị bức tượng này thu hút. Nếu ghé thăm chùa vào ngày sinh của đức Phật thì du khách sẽ nhìn thấy khắp nơi đều giăng những chiếc đèn lồng rực rỡ đủ màu sắc. Bên trong chính điện của chùa Beopjusa còn nhiều kho báu cổ xưa, có giá trị hơn 1.500 năm lịch sử. Và khách du lịch có thể trải nghiệm văn hoá Phật giáo của Hàn Quốc thông qua các hiện vật được trưng bày nơi đây.

Hiện giờ tại Beopjusa vẫn còn lưu giữ hơn 30 tòa nhà còn lại và rất nhiều hiện vật văn hóa nổi tiếng. trong khuôn viên chùa còn có ngôi chùa 5 tầng với độ cao 22,7 mét được làm bằng gỗ, một quốc bảo của đất nước.

“Từ khi khai sơn đến nay, những ngôi chùa này kế thừa truyền thống Phật giáo Hàn Quốc và gắn liền với đời sống dân cư qua nhiều thế hệ” - theo báo cáo của CHA. Cụ thể, họ đã ghi tên 7 ngôi chùa vào danh sách đề cử từ cuối năm 2013 và vẫn đang nỗ lực để những ngôi chùa này được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới. 

CHA và tông phái Tào Khê Hàn Quốc tổ chức những buổi hội thảo và lên kế hoạch bảo tồn những địa danh lịch sử trên - The Korea Herald cho biết.

Hàn Quốc hy vọng một loạt đề cử với 7 địa danh chứng minh rằng những nơi này thỏa mãn tất cả điều kiện của UNESCO để được công nhận là Di sản Thế giới. Họ cho rằng nếu những ngôi chùa này bị hư hại và mất đi mà không được biết đến thì đó là sự thiếu sót của di sản nhân loại, đồng thời khẳng định những giá trị nhân văn và truyền thống vô giá của những ngôi chùa mà họ đề cử. 

Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS) có trụ sở tại Paris sẽ tiến hành khảo sát các địa danh được đề cử trên và báo cáo kết quả lên UNESCO vào năm sau.

Tháng 4/2015, phái Tào Khê và Ủy ban Quốc gia Hàn Quốc của ICOMOS tổ chức họp báo tại Magoksa - thảo luận vấn đề công nhận di sản thế giới cho 7 ngôi chùa, chủ đề “Về nhận thức các giá trị nhân văn và truyền thống trong các di sản tôn giáo”. Buổi họp báo có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế về di sản văn hóa và tôn giáo.

Lee Sang-hae, Giáo sư danh dự của Đại học Sungkyunkwan, nêu ra 4 luận điểm chính làm cơ sở cho việc đề cử Di sản Thế giới cho 7 ngôi chùa:

1) Những ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 7, được trùng tu và mở rộng trong khoảng thế kỷ thứ 17-18, là minh chứng rõ ràng và vô giá về vị thế của văn hóa Phật giáo trong lịch sử Đông Á. Các địa danh có sự tương quan mật thiết và có những đóng góp lớn vào kho tàng lịch sử Phật giáo thế giới.

2) Địa điểm xây dựng, các đặc trưng kiến trúc và phong cách bài trí của các ngôi chùa là minh chứng cho lịch sử phát triển của Phật giáo ở Hàn Quốc, nhất là trong triều đại Joseon (1392 - 1897) khi Nho giáo trở thành quốc giáo và được phổ biến rộng rãi.

3) Sự tinh tế trong thiết kế và mỹ quan khiến các ngôi chùa trở nên chan hòa với khung cảnh thiên nhiên cho thấy lối sống hòa hợp với tự nhiên của con người.

4) Những ngôi chùa vẫn còn tồn tại đến ngày nay và trở thành trung tâm sinh hoạt Phật giáo cho các cộng đồng Phật tử Hàn Quốc.

Đại sư Hye-il, trưởng ban Văn hóa, tông phái Tào Khê, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự vĩ đại của những di sản Phật giáo quốc gia và mong muốn những địa danh này được công nhận. Qua những di tích truyền thống, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế về sự tồn tại và tinh thần của Phật giáo Hàn Quốc suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay”.

“Những sơn tự này là tinh hoa của Phật giáo Hàn Quốc, dù mang trong mình nhiều yếu tố nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, nhưng vẫn phát huy được những đặc điểm truyền thống của người Hàn” - Đại sư chia sẻ.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.