Hàn Quốc tăng cường phòng thủ biên giới phía bắc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc tấn công bất ngờ quy mô lớn của phong trào Hamas nhắm vào Israel đã làm nổi bật nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công tương tự nhằm vào Hàn Quốc của Triều Tiên buộc chính quyền Seoul nhanh chóng tăng cường khả năng phòng thủ của mình.
Hàn Quốc tăng cường phòng thủ biên giới phía bắc

Trong những ngày gần đây, quân đội Hàn Quốc đã theo dõi chặt chẽ cuộc chiến Israel-Hamas. Các nhà phân tích cho rằng phía Seoul đang muốn rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột đang diễn ra và đánh giá lại mức độ sẵn sàng quân sự chống lại Triều Tiên.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik cho biết Israel có thể chịu ít tổn thất hơn từ cuộc tấn công nếu nước này tiến hành giám sát suốt ngày đêm ở biên giới Dải Gaza.

Để tăng cường các hoạt động giám sát và an ninh biên giới của Hàn Quốc, ông Shin đã kêu gọi đình chỉ thỏa thuận hiện có về vùng đệm mở rộng ngăn cách hai miền Triều Tiên được ký kết vào năm 2018 nhằm giảm căng thẳng quân sự.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, Triều Tiên được cho là đã triển khai hơn 1.000 khẩu pháo tầm xa gần Khu phi quân sự Triều Tiên, bao gồm pháo tự hành 170 mm và bệ phóng tên lửa đa nòng 240 mm.

Lee Il-Woo, nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức nghiên cứu Mạng lưới Quốc phòng Hàn Quốc, cho biết nếu được bắn đồng thời, khoảng 16.000 quả rocket và nhiều loại đạn pháo khác nhau có thể tấn công khu vực đô thị Seoul trong giờ đầu tiên của cuộc tấn công.

Lực lượng đặc nhiệm của Triều Tiên được cho là có quân số khoảng 200.000 người, hầu hết đóng quân gần biên giới. Nhiệm vụ chính của họ là “sử dụng các đường hầm hoặc các phương pháp xâm nhập khác nhau như tàu ngầm, thủy phi cơ, tàu đổ bộ tốc độ cao và trực thăng” để thực hiện các hoạt động phối hợp chống lại miền Nam, theo tờ Korea JooAng cho biết.

Cụ thể, các lực lượng này được cho là đã được huấn luyện cách sử dụng tàu lượn gắn trên máy bay, bao gồm cả máy bay hạng nhẹ PZL do Ba Lan sản xuất và xâm nhập vào miền Nam bằng cách bay ở độ cao thấp dưới tầm radar. Trong cuộc tấn công hôm thứ Bảy, các chiến binh Hamas đã sử dụng dù lượn để hạ cánh ở Israel trước khi sát hại hàng trăm người tại một lễ hội âm nhạc ở vùng lân cận Dải Gaza.

“Triều Tiên có lịch sử lâu dài trong việc lên kế hoạch cho các cuộc tấn công kết hợp", chuyên gia Lee nói, đề cập đến một cuộc tấn công đồng thời sử dụng tên lửa đạn đạo, pháo, bệ phóng tên lửa và máy bay không người lái. “Tất cả những vũ khí này có quỹ đạo, độ cao và tốc độ khác nhau, khiến miền Nam gần như không thể tự bảo vệ mình khỏi thiệt hại nặng nề”.

Yang Uk, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách Asan, cho biết Hamas có thể đã áp dụng kế hoạch chi tiết của Triều Tiên trong việc kết hợp chiến thuật chiến tranh thông thường và chiến tranh du kích, bao gồm sử dụng đường hầm dưới lòng đất, dù lượn, tên lửa và pháo kích.

“Chính Hamas rõ ràng đã học được từ chiến thuật của Triều Tiên chứ không phải ngược lại", vị này khẳng định.

Các nhà phân tích cho biết, cuộc chiến Israel-Hamas cũng cho thấy Hàn Quốc cần phát triển các hệ thống phòng không mạnh mẽ ngay khi chúng có thể được triển khai một cách khả thi.

Ông Lee Il-Woo cho biết Hamas đã có thể bắn hàng nghìn quả tên lửa vào khu vực phía nam Israel, áp đảo lá chắn “Vòm sắt” của nước này. Mối đe dọa từ Triều Tiên lớn hơn nhiều so với Hamas vì quân đội nước này có tầm bắn rộng hơn và kho dự trữ tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái lớn hơn, khiến Hàn Quốc rất dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công bất ngờ của Triều Tiên.

Theo ông Lee, Hàn Quốc sẽ chỉ có phiên bản “Mái vòm sắt”, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp (LAMD), sẵn sàng hoạt động sớm nhất là vào năm 2034.

"Mặc dù LAMD của Hàn Quốc nhằm mục đích đánh chặn và phá hủy tên lửa tầm ngắn và đạn pháo, nhưng vẫn còn phải xem liệu hệ thống này có thể ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào của miền Bắc hay không", ông Lee chỉ ra.

Ngoài các cuộc tấn công tiềm tàng từ mặt đất và trên không, Triều Tiên còn có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng trên biển gần biên giới biển tranh chấp với Hàn Quốc.

Tháng trước, Triều Tiên đã trình làng tàu ngầm “tấn công hạt nhân chiến thuật” mới. Theo một báo cáo của KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi “phát triển nhanh chóng” lực lượng hải quân nước này để đáp trả “các động thái và hành động quân sự hung hăng gần đây của kẻ thù”.

Trong một động thái được coi là chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của lực lượng hải quân Triều Tiên, tàu sân bay USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân hôm thứ Năm đã đến một căn cứ hải quân Busan để phô trương lực lượng. Đây là tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Hàn Quốc trong năm nay sau khi tàu USS Nimitz cập cảng Busan hồi tháng 3 để tập trận hải quân với Hàn Quốc.

Nhóm tấn công tàu sân bay 5, bao gồm USS Ronald Reagan, tàu khu trục USS Shoup được trang bị hệ thống tên lửa Aegis và các tàu chiến khác, đang có chuyến thăm Busan kéo dài 5 ngày sau khi tham gia cuộc tập trận ba bên ngoài khơi đảo Jeju, với sự tham gia của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhận định về đề xuất hủy bỏ thỏa thuận năm 2018 về vùng đệm liên Triều của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik, các nhà phân tích cho rằng cuộc tấn công của Hamas vào Israel sẽ khiến một số chính trị gia và quan chức quân sự cấp cao Hàn Quốc kêu gọi thực hiện một động thái tương tự.

Họ đồng thuận với quan điểm của ông Shin về sự cần thiết của các phương tiện trinh sát và giám sát của Hàn Quốc nhằm theo dõi chặt chẽ các hoạt động quân sự của Triều Tiên ở biên giới và xa hơn nữa.

Được ký bởi cựu Tổng thống Moon Jae-in và ông Kim Jong-un, thỏa thuận năm 2018 liên quan đến việc thiết lập vùng đệm trên bộ, nơi các cuộc tập trận pháo binh và diễn tập dã chiến cấp trung đoàn sẽ bị đình chỉ, cũng như các vùng đệm trên biển, cấm bắn pháo binh và diễn tập hải quân. gần biên giới.

Chuyên gia Lee cho biết thỏa thuận đã bị Triều Tiên "phá vỡ" khi nước này điều máy bay không người lái trinh sát qua biên giới Hàn Quốc vào cuối năm ngoái và đầu năm nay. Tuy nhiên, miền Nam có thể theo dõi các hoạt động quân sự của miền Bắc ở biên giới thông qua đồng minh Mỹ, quốc gia đang thực hiện các hoạt động thu thập thông tin tình báo trên không ở miền Bắc và không bị ràng buộc bởi thỏa thuận.

Tuy nhiên, cuộc chiến Israel-Hamas nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận năm 2018 nhằm ngăn chặn bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào giữa hai miền Triều Tiên, giáo sư Yang Moo-jin, chuyên gia chính trị học tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên, cho biết.

Dẫn ví dụ về tình hình căng thẳng xuyên biên giới gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, giáo sư Yang nói: “Nếu có một vùng đệm giữa Palestine và Israel như chúng ta có giữa miền Bắc và miền Nam, tình hình sẽ tốt hơn nhiều. Đã đến lúc chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện thỏa thuận một cách triệt để thay vì yêu cầu đình chỉ hoặc hủy bỏ nó”.

Theo SCMP
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.