Hàn Quốc thành lập Viện nghiên cứu phá dỡ lò phản ứng hạt nhân

Viện nghiên cứu chuyên sâu về phá dỡ các lò phản ửng hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc sẽ được xây dựng trong nửa cuối năm 2021 tại miền Nam nước này, nơi tập trung các nhà máy điện nguyên tử.
Lò phản ứng hạt nhân lâu đời nhất Hàn Quốc Kori-1. (Nguồn: Koreaherald)
Lò phản ứng hạt nhân lâu đời nhất Hàn Quốc Kori-1. (Nguồn: Koreaherald)

Viện nghiên cứu chuyên sâu về phá dỡ các lò phản ửng hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc sẽ được xây dựng trong nửa cuối năm 2021 tại miền Nam nước này, nơi tập trung các nhà máy điện nguyên tử.

Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc cho hay nhà vận hành các lò phản ứng hạt nhân chính của nước này là Công ty Thủy điện và điện hạt nhân Hàn Quốc (KHNP), cùng chính quyền thành phố Busan, Ulsan và tỉnh Bắc Gyeongsang ngày 15/4 đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về việc xây dựng trên.

Theo thỏa thuận, Viện nghiên cứu sẽ bao gồm hai cơ sở nghiên cứu ở xã Go, huyện Gijang, tỉnh Nam Gyeongsang, có nhiệm vụ nghiên cứu hoạt động phá dỡ các lò phản ứng nước nhẹ, một cơ sở khác ở thành phố Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, đảm nhận việc nghiên cứu phá dỡ các lò phản ứng nước nặng.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc lên kế hoạch phá dỡ cơ sở hạt nhân đầu tiên của nước này là nhà máy điện nguyên tử Kori số I, vốn đã bị đóng cửa vĩnh viễn kể từ năm 2017 sau 40 năm hoạt động.

Dự kiến, việc phá dỡ nhà máy Kori số I sẽ bắt đầu năm 2022, bao gồm các bước khử nhiễm, phá hủy và khôi phục khu vực trong khoảng thời gian 10 năm và cần tới 1.000 nhân lực.

Chính quyền trung ương và địa phương ước tính sẽ chi khoảng 1.000 tỷ won (khoảng 880 triệu USD) để phá dỡ một lò phản ứng hạt nhân.

Ngoài ra, Viện nghiên cứu được kỳ vọng sẽ thực hiện chức năng của một cơ sở then chốt nhằm chuẩn bị cho một ngành công nghiệp mới là phá dỡ các lò phản ứng hạt nhân, bởi lĩnh vực này sẽ lớn mạnh, phù hợp với chính sách của chính phủ Hàn Quốc nhằm loại bỏ các nhà máy điện nguyên tử.

Theo Vietnamplus
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
(Ngày Nay) - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
(Ngày Nay) - Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, tháng 1/2025, Viện cần khoảng 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị trước, trong dịp Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi tuần Viện cần khoảng 9.500 đơn vị máu nhưng nhu cầu của những tuần sát Tết có thể lên đến 10.000 – 10.500 đơn vị/tuần, trong đó nhóm máu O chiếm khoảng 50% tổng lượng máu cần thiết.
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(Ngày Nay) - Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
(Ngày Nay) - Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết xuất khẩu sầu riêng của nước này sang thị trường Trung Quốc đang gặp trở ngại do một vấn đề mới phát sinh trong quá trình kiểm tra hải quan.
Cây Thiên tuế ở đình Phú Nhuận khoảng 200 tuổi, cao 6m, tán rộng 6m, phần thân trên phân thành 10 ngọn được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh
(Ngày Nay) - Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science (Mỹ) cho thấy tinh tinh hoang dã có thể sống được trong nhiều môi trường khác nhau trên khắp châu Phi, từ rừng mưa nhiệt đới tươi tốt đến rừng thưa và thảo nguyên.