Hãng hàng không đẩy mạnh hoạt động kết nối du lịch Đắk Lắk đầu năm 2020

(Ngày Nay) - Để đạt được mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Sở Du lịch Đắk Lắk đã chủ động phối hợp với các hãng hàng không, đẩy mạnh triển khai mở các đường bay mới, nhất là trong thời điểm mùa lễ Tết 2020 đang cận kề.

Đa dạng tiềm năng phát triển

Nằm về phía Tây Nam dãy Trường Sơn, Đắk Lắk có những tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn, độc đáo với những ngọn thác hùng vĩ như Dray Nur (Krông Ana), Krông Kmar (Krông Bông)..., cùng nhiều hồ lớn thơ mộng như hồ Lắk (Lắk), hồ Ea Kao (Buôn Ma Thuột)..., các khu rừng nguyên sinh có hệ sinh học đa dạng như: Vườn Quốc gia Yok Đôn, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar…

Hãng hàng không đẩy mạnh hoạt động kết nối du lịch Đắk Lắk đầu năm 2020 ảnh 1

Ngã 6 Buôn Ma Thuột – địa danh lịch sử nổi tiếng tại Đắk Lắk

Bên cạnh du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử cũng là tiềm năng lớn để thu hút đầu tư phát triển du lịch tại Đắk Lắk, bởi địa phương này là nơi lưu giữ nhiều nét đặc thù về phong tục tập quán của cộng đồng 47 dân tộc anh em cùng chung sống.

Mặt khác, mạng lưới giao thông kết nối giữa vùng miền và các tỉnh thành đến Đắk Lắk khá thuận lợi cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch.

Với những thuận lợi trên, lượng khách đến Đắk Lắk không ngừng tăng trưởng qua các năm. Theo số liệu thống kê, trong năm 2019, du lịch Đắk Lắk đón hơn 950.000 lượt khách, tăng 18.75% so với năm 2018, doanh thu du lịch ước đạt 1.050 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch và tăng 37,98% so với năm 2018. Đến năm 2020, ngành Du lịch Đắk Lắk phấn đấu đón khoảng 1,2 triệu du khách, doanh thu khoảng 1.200 tỷ đồng.

Triển khai nhiều hoạt động đồng bộ

Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoạch định nhiều kế hoạch cụ thể. Một trong số đó là lựa chọn một số lễ hội đặc trưng, tổ chức thường niên nhằm quảng bá, tạo thương hiệu cho du lịch Đắk Lắk hay đưa Di sản văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên thành sản phẩm du lịch đặc thù....

Không những vậy, hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải tại tỉnh Đắk Lắk đang được đầu tư, phát triển hơn nữa, từng bước đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong một thông tin trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải sớm nghiên cứu, mở thêm nhiều đường bay trong và ngoài nước để tạo thuận lợi cho người dân giao thương cũng như phát triển du lịch.

Hãng hàng không đẩy mạnh hoạt động kết nối du lịch Đắk Lắk đầu năm 2020 ảnh 2

Bamboo Airways gây chú ý khi triển khai nhiều đường bay kết nối TP Buôn Ma Thuột với các thành phố du lịch trọng điểm trước thềm Tết Canh Tý 2020

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk nhận định: “Đối với đường hàng không, ngành Giao thông cần nghiên cứu, xây dựng thiết lập thêm một số tuyến đường bay nội địa cũng như kêu gọi đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cảng hàng không Buôn Ma Thuột.”

Được biết, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột hiện có 4 hãng hàng không đang hoạt động, với khoảng 5.811 lượt cất cánh và hạ cánh, vận chuyển khoảng 933.644 lượt hành khách hàng năm. Với lời đề nghị nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong thời gian gần đây, tỉnh Đắk Lắk cho biết tỉnh rất ủng hộ và cam kết sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp  triển khai thực hiện.

Kết nối Đắk Lắk trước thềm Tết Canh Tý 2020

Ngoài ủng hộ kế hoạch nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, để đạt được mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Sở Du lịch Đắk Lắk đã chủ động phối hợp với các hãng hàng không, đẩy mạnh triển khai mở các đường bay mới, nhất là trong thời điểm mùa lễ Tết 2020 đang cận kề.

Mới đây nhất, Bamboo Airways gây chú ý khi triển khai nhiều đường bay kết nối TP Buôn Ma Thuột với các thành phố du lịch trọng điểm, bao gồm các đường bay Buôn Ma Thuột – Hải Phòng (dự kiến khai thác 13/1), Buôn Ma Thuột – Vinh (dự kiến khai thác 17/1).

Với những kế hoạch trên, Hãng kỳ vọng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trước thềm Tết Canh Tý 2020, giúp du khách thuận lợi khám phá Tây Nguyên. Từ đó Hãng kỳ vọng đóng góp vào công cuộc khai thác tối đa tiềm năng du lịch Đắk Lắk, thúc đẩy gia tăng liên kết vùng, đồng thời nâng cao sức thu hút của Đắk Lắk đối với du khách về một điểm đến du lịch di sản văn hóa.

Trước đó, Bamboo Airways đã khai thác các đường bay Buôn Ma Thuột – Hà Nội, Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu đi lại của hàng chục nghìn hành khách trong nước và quốc tế.

Trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam vận hành máy bay thân rộng sau khi đưa vào khai thác thương mại Boeing 787-9 Dreamliner từ ngày 1/1/2020, Bamboo Airways đang nhanh chóng bổ sung ghế để tăng cường trong giai đoạn cao điểm Tết 2020.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bamboo Airways dự kiến cung cấp bổ sung 101.700 chỗ trên các chặng bay nội địa trong thời gian từ 09/01/2020 đến 08/02/2020 (tức 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng). Kết hợp lịch bay thường lệ hãng đang khai thác, tổng cung ước đạt gần 1 triệu ghế, tương ứng với hơn 15% thị phần vận chuyển hàng không nội địa trong dịp Tết Nguyên Đán 2020.

Bên cạnh việc tăng tải phục vụ nhu cầu di chuyển của các hành khách, Bamboo Airways cũng triển khai nhiều dịch vụ gia tăng như chương trình vận chuyển mai đào dưới dạng hành lý ký gửi trên các chuyến bay, cùng chương trình quay số may mắn “Tết cùng Bamboo, vi vu đắc lộc” để trúng các phần quà với tổng trị giá lên đến hàng tỉ đồng dành cho khách sử dụng dịch vụ.

Bamboo Airways hiện đang khai thác 35 đường bay nội địa và quốc tế. Tính đến hiện tại, Hãng đã thực hiện hơn 20.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối, vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách. Trong năm 2019, Bamboo Airways là hãng hàng không đúng giờ nhất toàn ngành với tỷ lệ đúng giờ 94,1%.

Trong năm 2020, Hãng dự kiến mở rộng quy mô mạng bay lên 85 đường bay, trong đó có 60 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế. Dự kiến đội bay của Bamboo Airways đạt 50 máy bay, trong đó có 12 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner trong năm 2020, tiến tới con số 100 máy bay vào năm 2025, vận chuyển 50 triệu lượt khách/năm.

TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).