Hậu Giang: Nâng mức cảnh báo cháy rừng lên cấp nguy hiểm

Vừa qua, Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hậu Giang đã nâng mức cảnh báo cháy rừng từ cấp III (cấp cao) lên cấp IV (cấp nguy hiểm) bắt đầu từ ngày 20/4/2018 ở tất cả các khu rừng trên địa bàn tỉnh.
Hậu Giang: Nâng mức cảnh báo cháy rừng lên cấp nguy hiểm

Theo đó, Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hậu Giang yêu cầu các chủ rừng và các địa phương nghiêm túc tổ chức ứng trực cháy rừng, trực tháp canh, trực chỉ huy theo quy định. Đồng thời, kiểm tra, khởi động tất cả máy bơm nước, phương tiện vận chuyển, các lực lượng chữa cháy luôn trong tư thế sẵn sàng. Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) huyện, xã và các chủ rừng phải tổ chức thực tập chữa cháy rừng phù hợp với từng địa bàn, duy trì hoạt động thường xuyên của các lực lượng chữa cháy, vận hành theo phương châm 4 tại chỗ.

Tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng và xử lý nghiêm các đối tượng xâm hại rừng trái pháp luật. Đối với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang, cập nhật hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến của Cục Kiểm lâm để theo dõi sát tình hình, thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng; thu thập, xử lý thông tin cháy rừng và báo cáo, thỉnh thị theo quy định. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện phương án PCCCR của các chủ rừng; đồng thời, tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra đột xuất công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các khu vực trọng điểm...

Hậu Giang: Nâng mức cảnh báo cháy rừng lên cấp nguy hiểm ảnh 1 Hiện nay công tác PCCCR tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đang được siết chặt

Liên quan đến công tác PCCCR của các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong những ngày vừa qua, ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thông tin, là đơn vị có diện tích rừng lớn nhất của tỉnh ( khoảng hơn 1.400ha), do vậy hàng năm công tác PCCCR luôn được lãnh đạo Khu bảo tồn đặc biệt quan tâm bằng việc lên kế hoạch và triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững diện tích rừng.

 "Đến thời điểm này, đơn vị đã hoàn thành một số công việc theo kế hoạch về PCCCR trong năm nay là đã phối hợp với UBND các xã giáp đất rừng tổ chức họp dân để đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức về PCCCR. Tiến hành dọn kênh, mương để khơi thông dòng chảy và nạo vét một số khu vực trữ nước, đồng thời xác định những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng để tập trung giám sát. Bên cạnh đó, từ đầu mùa khô đến nay, cứ cách khoảng một tuần là đơn vị lại vận hành thao tác PCCCR cho các cán bộ, qua đây nhằm kiểm tra các trang thiết bị để luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có sự cố xảy ra"- Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho biết.

Bên cạnh đó, hiện do vào cao điểm của mùa khô năm 2018, nên công tác tuần tra, kiểm soát rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được tăng cường với 3 lượt/ngày, phân công lực lượng trực tháp canh đúng thời gian quy định, thường xuyên kiểm tra thực bì tại một số điểm gò cao trong rừng...

Theo Báo Tài Nguyên và Môi Trường

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.