Hiện thực 'trần trụi' và ấn tượng trong tranh của danh họa người Pháp Édouard Manet

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Édouard Manet là một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ các tác phẩm liên quan tới các chủ đề về cuộc sống hiện đại. Sinh ra trong một gia đình khá giả, và lớn lên trong môi trường nghệ thuật, Manet có một niềm đam mê cháy bỏng dành cho hội họa. Một số bức tranh đầu tiên của ông đã gây ra khá nhiều tranh cãi về đạo đức lẫn giá trị nghệ thuật, nhưng ngày nay, các tác phẩm đó được xem như là những dấu ấn cho sự khai sinh của nghệ thuật hiện đại.

Édouard Manet (1832–1883) sinh ra trong một gia đình khá giả ở Paris, với một người mẹ mang dòng máu hoàng gia và một người cha là một luật sư được kính trọng. Tuổi thơ của ông được nuôi dưỡng trong nghệ thuật, khi người chú thường xuyên đưa Manet đến bảo tàng Louvre.

Hiện thực 'trần trụi' và ấn tượng trong tranh của danh họa người Pháp Édouard Manet ảnh 1

Édouard Manet không bao giờ vẽ một bức tranh nào đó mà không có ý nghĩa, kể cả là vẽ chơi.

Đến năm 13 tuổi, bất chấp việc người cha định hướng cho ông một con đường nghề nghiệp khác, Manet vẫn quyết tâm tham gia các lớp hội họa, và sau đó được đào tạo chính thức dưới sự chỉ đạo của họa sĩ lịch sử Thomas Couture.

Ông và một họa sĩ người Tây Ban Nga - Goya, đã đi du lịch vòng quanh châu Âu để chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của Titian, Caravaggio, Vermeer, Rembrandt và Velázquez, đây là những người có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp hội họa của Manet.

Tiếp bước Gustave Courbet, Manet là một người theo chủ nghĩa hiện thực, là một trong những nhân vật then chốt trong sự chuyển giao từ Trường phái hiện thực tới Trường phái ấn tượng. Những nét vẽ có phần lỏng lẻo, sự đơn giản trong bố cục, và sự chuyển đổi sắc đột ngột đã thu hút sự quan tâm của công chúng và giới mộ điệu. Thậm chí, một số tác phẩm đầu tiên của ông như "Le déjeuner sur l'herbe" và "Olympia" còn tạo nên những cuộc tranh cãi lớn bởi sự nhạy cảm (như hình ảnh phụ nữ khỏa thân), điều này đã tạo nên một ngọn lửa giận dữ bùng lên trong ánh nhìn phán xét của một bộ phận công chúng.

Hãy cùng chiêm ngưỡng năm bức tranh quan trọng trong sự nghiệp của vị danh họa:

1. "The Absinthe Drinker", 1859

Hiện thực 'trần trụi' và ấn tượng trong tranh của danh họa người Pháp Édouard Manet ảnh 2

Bức tranh vẽ một người lang thang ẩn hiện bên ngoài bảo tàng Louvre, với một chiếc mũ cao, mặc áo choàng và xung quanh là những dấu hiệu (một cái ly đầy, một cái chai rỗng dưới đất) về tình trạng nghiện rượu absinthe của người đàn ông. Đây được xem là món khoái khẩu của những kẻ phóng túng.

Với kích thước 6x4 feet (1,8x1,2m), bức tranh có kích thước tương tự khuôn mẫu dành cho các bức chân dung của những nhà quý tộc, phản ảnh một bức tranh về cuộc sống khi nhìn từ đáy xã hội.

2. "Le Déjeuner sur l’Herbe" (Bữa trưa trên bãi cỏ), 1863

Hiện thực 'trần trụi' và ấn tượng trong tranh của danh họa người Pháp Édouard Manet ảnh 3
Hiện thực 'trần trụi' và ấn tượng trong tranh của danh họa người Pháp Édouard Manet ảnh 4

"The Pastoral Concert", tranh của Titian.

Bức tranh sơn dầu lớn (208cm x 265.5 cm) gây ấn tượng mạnh mẽ với hình ảnh một người phụ nữ khỏa thân đi dã ngoại với hai người đàn ông mặc quần áo đàng hoàng. Bên cạnh việc nhìn chằm chằm vào người xem một cách tự tin, người phụ nữ còn thoải mái để váy áo của cô chất đống gần đó.

Sự rõ ràng và quá trần trụi trong phong cách vẽ này đã khiến cho các nhà phê bình không khỏi tức giận, và bức vẽ đã trở thành chủ đề bàn tán lúc bấy giờ cả trên phương diện nghệ thuật lẫn đạo đức. Dù vậy, tác phẩm "Bức tranh trên bãi cỏ" này vẫn nhận được sự vinh danh trong lịch sử nghệ thuật, và được coi là một tiêu chuẩn hội họa hàng đầu.

Manet đã vẽ bức họa này vào năm 1863, sau khi xem bức họa "The Pastoral Concert" của Titian vẽ thời kỳ Phục hưng, và treo trong Bảo tàng Louvre ở Paris.

3. "Olympia", 1863

Hiện thực 'trần trụi' và ấn tượng trong tranh của danh họa người Pháp Édouard Manet ảnh 5

Được hoàn thiện cùng năm với "Le Déjeuner sur l’Herbe", "Olympia" ra mắt lần đầu tiên tại Salon 1865, gây ra một sự náo động còn lớn hơn cả những bức tranh trước đó. "Olympia" được mô phỏng theo bức "Venus of Urbino" (thần Vệ nữ Urbino, khoảng năm 1534) của Titian, tương tự như tác phẩm của Titian, bức vẽ mô tả một cô gái khỏa thân nằm nghiêng với bàn tay che giấu vùng kín một cách tinh tế. Sự đơn giản trong bố cục tạo nên sự lạnh lẽo cho bức tranh, đồng thời làm nổi bật các họa tiết nhỏ như chiếc vòng đen người phụ nữ đeo trên cổ, hay bông hoa gắn lên tóc.

Theo tờ ART News, trong khi "Venus of Urbino" của Titian là thần thoại, thì Olympia đương đại một cách đáng kinh ngạc. Hơn nữa, tác phẩm còn có những dấu hiệu cho thấy nhân vật nữ chính là một người phụ nữ hành nghề mại dâm, thể hiện qua cái nhìn chằm chằm, có chút trơ trẽn, lạnh lùng và mang tính giao dịch hơn hẳn cảnh khỏa thân trong "Le Déjeuner sur l’Herbe".

Những tranh cãi xoanh quanh tác phẩm đã khiến tên tuổi của Manet không còn vô danh nữa.

4. "The railway" (Đường sắt), 1873

Hiện thực 'trần trụi' và ấn tượng trong tranh của danh họa người Pháp Édouard Manet ảnh 6

Mặc dù Manet có liên hệ với những họa sĩ theo đuổi trường phái Ấn tượng, nhưng ông chưa bao giờ thực sự là một phần của nhóm này. Tuy nhiên, ông đã kết hợp các dấu hiệu của phong cách Ấn tượng — những nét vẽ rõ ràng và một bảng màu tươi sáng hơn — vào trong bức vẽ về một người mẹ và đứa trẻ tại một nhà ga xe lửa.

Một nghiên cứu về sự thay đổi công nghệ được thể hiện bằng hơi nước bốc lên từ một đầu máy xe lửa bị che khuất. Trong tranh, người phụ nữ nhìn ra ngoài trong một khoảnh khắc được khắc ghi mãi mãi, trong khi đứa trẻ nhìn chằm chằm vào đoàn tàu phía sau.

5. "A bar at the Folies-Bergère" (quán bar ở Folies-Bergère), 1882

Hiện thực 'trần trụi' và ấn tượng trong tranh của danh họa người Pháp Édouard Manet ảnh 7
Tác phẩm được vẽ vào năm 1882, và trưng tại Salon Paris cùng năm. Bức này thuộc sở hữu của nhà soạn nhạc Emmanuel Chabrier, một người bạn thân của Manet cho đến khi Chabier qua đời năm 1896.

Kiệt tác cuối cùng của Manet được vẽ vào năm trước khi ông qua đời vì các biến chứng của bệnh giang mai.

Nhà hát Folies-Bergère (cabaret music hall) là nhà hát lớn đầu tiên của Paris ở quận 9. Thời mới khánh thành vào năm 1869 nhà hát mang tên Folies Trévise là nơi trình diễn đủ loại từ hài kịch, đến nhào lộn và trình diễn nhạc. Đến năm 1872 nhà hát đổi tên thành Folies-Bergère theo tên con phố Bergère gần đó. Cuối thế kỷ 19, nhà hát Folies-Bergère là nơi trình diễn với những vũ nữ mặc càng ngày càng "ít vải" hơn. Rạp Folies-Bergère hiện tại chứa cỡ 1,600 ghế ngồi.

Nơi này thời Manet nổi tiếng là nơi cho đàn ông chọn mua dâm với gái gọi. Bức tranh là một điển hình cho thấy phong cách hướng về hiện thực tối đa của Manet, trong một cảnh cận đại cuối thế kỷ thứ 19.

Một cô gái với ánh mắt buồn bã, mơ hồ. Đám đông náo nhiệt phản chiếu trong tấm gương đằng sau lưng cô. Ở góc trái của bức họa có đôi chân đong đưa của một nghệ sĩ nhào lộn. Trước mặt cô, Manet vẽ một đĩa cam, điều này theo nhà phân tích lịch sử nghệ thuật Larry L. Ligo hay T.J. Clark, trái cam để ám chỉ gái điếm trong tranh vẽ của Manet. Một người đàn ông đang gọi đồ uống (bên tay phải), được cho là chính bản thân người họa sĩ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.