Hiệp định EVFTA: Việt Nam tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA, xuất khẩu tăng trưởng

(Ngày Nay) - Sáng ngày 17/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chủ trì.
Hội nghị đánh giá công tác thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chủ trì. Ảnh: Kiều Trang
Hội nghị đánh giá công tác thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chủ trì. Ảnh: Kiều Trang

Hiệp định EVFTA chính thức đi vào thực thi đã mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, việc thực thi Hiệp định EVFTA mang lại ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế. Sau 2 tháng triển khai Hiệp định, để cập nhật thông tin, đánh giá công tác thực thi nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tối đa các ưu đãi mà Hiệp định đem lại, Bộ Công Thương đã tổ chức “Hội nghị đánh giá công tác thực thi Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Bên cạnh việc đánh giá về công tác thực thi quy tắc xuất xứ để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, Hội nghị đã dành phần lớn thời gian để tập huấn, hướng dẫn về cách xác định xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA và quy trình, thủ tục cấp C/O mẫu EUR.1 nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ về quy tắc xuất xứ của Hiệp định và tận dụng tối đa ưu đãi từ Hiệp định.

Hội nghị đã chia sẻ tới doanh nghiệp những thông tin chung về thị trường EU, nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để doanh nghiệp có định hướng rõ hơn khi tiếp cận thị trường này. 

Sau 2 tháng triển khai Hiệp định EVFTA, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU.

Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử...

Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh quốc. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam.

"Kết quả tăng trưởng xuất khẩu nói trên cho thấy, Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Đặc biệt, việc tham gia các FTA, trong đó có  EVFTA (có hiệu lực từ 1/8), với các cam kết cắt giảm thuế quan của các đối tác đối với hàng có xuất xứ Việt Nam đã làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác, là động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu", Bộ Công Thương nhận định.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.