Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào ngày 22/1

0:00 / 0:00
0:00
Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi Nhật Bản và các nước khác chưa ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc tham dự cuộc họp đầu tiên của các nước ký hiệp ước. TPNW sẽ có hiệu lực từ ngày 22/1.
Tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Titan II của Mỹ.
Tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Titan II của Mỹ.

Trả lời phỏng vấn của Kyodo, Thủ tướng Kurz cho biết: "Đây là một cột mốc lịch sử, và là một bước đi mà nhiều người chỉ trích vũ khí hạt nhân cũng như những nạn nhân sống sót sau các vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã đấu tranh trong hơn 70 năm để có được".

Thủ tướng Áo cũng khẳng định "tất cả các nước, cũng như các tổ chức quốc tế liên quan và các tổ chức xã hội dân sự, đều được hoan nghênh tham dự với tư cách là các quan sát viên trong cuộc gặp đầu tiên của các nước ký kết TPNW, dự kiến được tổ chức tại Vienna (Áo) trong vòng một năm kể từ khi hiệp ước chính thức có hiệu lực".

Tuy nhiên, theo Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide dường như không hào hứng với việc nước này tham dự cuộc họp với tư cách quan sát viên. Mặc dù đảng Komeito đồng minh của đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền đã kêu gọi tham dự cuộc họp trên, song tại một cuộc họp báo đầu tháng này, Thủ tướng Suga cho rằng Nhật Bản "cần xác định kỹ" liệu có nên tham dự hay không.

TPNW được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 7/7/2017 với sự ủng hộ của 122 quốc gia thành viên. Đây là hiệp ước quốc tế đầu tiên cấm việc phát triển, thử nghiệm, sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân. Áo là nước đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy việc thông qua hiệp ước này.

Theo quy định, TPNW chính thức có hiệu lực 90 ngày sau khi nhận được sự phê chuẩn của ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 24/10, Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn TPNW, qua đó hội đủ điều kiện cần thiết để hiệp ước này có hiệu lực sau 90 ngày (vào 22/1/2021). Tuy nhiên, TPNW chỉ ràng buộc những quốc gia đã chính thức ký và phê chuẩn, trong khi chưa có cường quốc hạt nhân nào phê chuẩn hiệp ước.

Cho đến nay, toàn bộ 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc, chưa tham gia hiệp ước này. Đáng chú ý, Nhật Bản - quốc gia duy nhất trên thế giới từng hứng chịu bom nguyên tử - cũng không ký kết TPNW.

Theo TTXVN
Những khán đài đầy ắp cổ động viên đã nói lên sự hấp dẫn của mùa giải năm nay
Giải Futsal HDBank 2023: Thay đổi 'lịch sử' của giải Futsal VĐQG
Năm thứ 7 đồng hành cùng mùa giải Futsal 2023, HDBank đã ghi dấu ấn nơi người hâm mộ với nhiều hoạt động sôi nổi và hấp dẫn. Đặc biệt, giải Futsal Vô địch Quốc gia (VĐQG) 2023 và giải Futsal Cúp Quốc gia 2023 gây ấn tượng với những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử tổ chức môn bóng đá trong nhà tại Việt Nam.
Thị trường vốn Malaysia tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022
Thị trường vốn Malaysia tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022
Dữ liệu chính thức do Ủy ban Chứng khoán Malaysia công bố ngày 27/3 cho thấy thị trường vốn của nước này tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 với tổng số vốn huy động đạt mức kỷ lục 179,4 tỷ ringgit (40,5 tỷ USD) - tăng 36,6% so với mức 131,3 tỷ ringgit ghi nhận trong năm 2021.
Mexico tuyên bố không cấm sử dụng TikTok
Mexico tuyên bố không cấm sử dụng TikTok
Ngày 27/3, Tổng thống nước này, ông Andrés Manuel López Obrador, tuyên bố mạng xã hội TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc) hoạt động bình thường ở Mexico mà không gặp bất cứ cản trở nào.
DNXK hải sản tươi sống 'khốn khổ' vì không vi phạm vẫn bị đưa vào luồng đỏ
DNXK hải sản tươi sống 'khốn khổ' vì không vi phạm vẫn bị đưa vào luồng đỏ
(Ngày Nay) - Mặc dù lực lượng hải quan đã tiến hành kiểm tra đột xuất không phát hiện sai phạm nhưng lô hàng hải sản tươi sống của Công ty Vỹ Tuyến vẫn bị đưa vào vào diện luồng đỏ. Điều này đã khiến cho Công ty Vỹ Tuyến thiệt hại nặng nề và khó khăn lớn trong việc xuất khẩu hàng hoá.