Hoàn thành trùng tu tượng Sư tử 2.000 năm tuổi ở thành phố cổ Palmyra

(Ngày Nay) - Bức tượng sư tử Al-Lat 2000 năm tuổi gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố cổ Palmyra ở Syria đã có thể ngẩng cao đầu tự hào một lần nữa, nhờ Dự án Bảo vệ Khẩn cấp của UNESCO về dự án Di sản Văn hoá Syria.

 

Hoàn thành trùng tu tượng Sư tử 2.000 năm tuổi ở thành phố cổ Palmyra

Bức tượng sư tử làm bằng đá vôi, còn được gọi là Tượng Sư tử của Athena, cao 345 cm và nặng 15 tấn. Bức tượng được một nhóm khảo cổ Ba Lan phát hiện từ hồi năm 1977 tại cổng ngôi đền Al-Lat, thờ một vị nữ thần A Rập thời tiền Hồi giáo và có niên đại từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên. Sau đó, bức tượng được đưa về bên ngoài bảo tàng Palmyra. Bức tượng bị thiệt hại nặng nề vào tháng 5 năm 2015, khi lực lượng của tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISIL) chiếm giữ Palmyra, một di sản thế giới được UNESCO công nhận.

"Bức tượng trước bảo tàng là một biểu tượng được quốc tế biết đến của Palmyra", Bartosz Markowski, nhà phục chế người Ba Lan đã làm việc liên tục để phục hồi bức tượng trong hai tháng cho hay. Ở giữa hai chân bức tượng sư tử là một bức tượng linh dương, đây là một biểu tượng của của “sự bảo vệ” . "Đây là một bức tượng đặc biệt, có một không hai ở Palmyra".

Một thành tựu quan trọng

Ông Hamed Al Hammami, Giám đốc Khu vực UNESCO về Giáo dục ở các quốc gia Ả rập, đồng thời là Đại diện tổ chức UNESCO tại Li băng và Cộng hòa Ả Rập Syria, cho biết: "Sự phục hồi bức tượng Sư tử Al-la là một thành tựu quan trọng mang tính biểu tượng”. Ông nói thêm: "Đây là một phần của một dự án lớn hơn để bảo vệ di sản văn hoá độc đáo của Syria, mà tiếc là đến giờ vẫn còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ".

Theo một quyết định nhất trí thông qua trong kỳ họp thứ 199 của Ban điều hành UNESCO về vai trò của Tổ chức trong việc "bảo vệ và gìn giữ Palmyra và các di sản thế giới khác của Syria", UNESCO đã cho tiến hành Công tác Đánh giá Nhanh tại Palmyra từ ngày 24 đến 26 tháng 4 năm 2016 với sự hỗ trợ của Quỹ Di sản khẩn cấp của UNESCO.

Hoàn thành trùng tu tượng Sư tử 2.000 năm tuổi ở thành phố cổ Palmyra ảnh 1Các chuyên gia phải làm việc liên tục để phục hồi bức tượng trong 2 tháng 

Họ nhận ra rằng Bảo tàng Palmyra đã bị thiệt hại đáng kể, các bức tượng quá lớn để có thể di chuyển đến nơi an toàn đã bị đập vỡ và bị làm hư hỏng; bức tượng bán thân đã bị chặt đầu và nằm la liệt trên mặt đất. Những mảnh vỡ của sư tử Al-lāt đã được Tổng giám đốc Cơ quan Khảo cổ và Bảo tàng Syria chuyển giao cho bảo tàng Damascus cho công tác phục hồi.

Bảo tàng Palmyra lưu giữ những đồ tạo tác vô giá được công nhận là Di sản thế giới UNESCO. Tựa như một ốc đảo trong sa mạc Syria ở Đông Bắc thành phố Damascus, thành phố Palmyra là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất của thế giới cổ đại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ thứ hai.

Bảo vệ khẩn cấp

Dự án Bảo tồn Khẩn cấp Di sản Văn hoá Syria nhằm phục hồi sự gắn kết, ổn định và phát triển bền vững cho Syria thông qua việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hoá phong phú và độc đáo của Syria.

Sáng kiến tiên phong này, do Liên minh châu Âu tài trợ với sự hỗ trợ của Chính phủ Flemish và Áo, hợp tác với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phục hồi tài sản văn hoá quốc tế và Hội đồng quốc tế về di tích và thắng cảnh.

Dự án cũng làm việc để theo dõi và ghi chép di sản văn hoá của người Syria, phát triển năng lực giữa các chuyên gia Syria và các cơ quan, giảm thiểu sự tàn phá và mất mát di sản văn hoá Syria thông qua các nỗ lực nâng cao nhận thức trong nước và quốc tế.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.