Học phí tăng 5 lần, ĐH Y dược TPHCM nói: Không 'chặn đường' thí sinh nghèo

Nhiều ý kiến băn khoăn khi trường ĐH Y dược TPHCM đưa ra mức học phí dự kiến năm học 2020-2021 tăng đột biến so với trước đây. Tuy nhiên, trường khẳng định không “chặn đường” thí sinh nghèo học giỏi.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng Phòng Đào tạo trường ĐH Y dược TPHCM
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng Phòng Đào tạo trường ĐH Y dược TPHCM

Nhiều ngành học phí tăng gấp 5 lần

Theo thông tin trường ĐH Y dược TPHCM công bố, mức học phí năm học 2020 - 2021 dự kiến trung bình 40.000.000 đồng/sinh viên. Tuy nhiên, theo từng ngành sẽ có các mức học phí khác nhau.

Cụ thể, cao nhất là ngành Răng-Hàm-Mặt với 70 triệu đồng/năm. Tiếp theo là ngành Y khoa với dự kiến là 68 triệu đồng/năm. Tiếp đến, ngành Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm.

Các ngành cùng có mức học phí 40 triệu đồng/năm gồm: Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng. Hai ngành cùng mức học phí 38 triệu đồng/năm là Y học dự phòng và Y học cổ truyền. Còn ngành Y tế công cộng và Dinh dưỡng thì học phí 30 triệu đồng/năm.

Nhà trường cũng công bố rõ, mức học phí trên áp dụng cho năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%.

Theo công bố của Trường ĐH Y dược TPHCM, tổng nguồn thu hợp pháp của trường năm 2019 là 225,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo đại học là 90,8 tỷ đồng, trường phải thu học phí 134,936 tỷ đồng. Với số kinh phí này, tổng chi phí đào tạo trung bình cho 1 sinh viên là 22,9 triệu đồng/năm

Được biết, theo Nghị định 86 của Chính phủ, mức trần học phí với chương trình đại trà trình độ ĐH áp dụng cho trường công lập chưa tự bảo đảm kinh phí thường xuyên và chi đầu tư, khối ngành Y dược năm học 2020-2021 có mức thu trên 1,4 triệu đồng/tháng (tương đương 14,3 triệu đồng cho năm học 10 tháng).

Mức học phí mới mà Trường ĐH Y dược TPHCM dự kiến đưa ra đối với một số ngành sẽ cao hơn gần 5 lần so với Nghị định 86 trong cùng thời điểm năm học trên.

Nhiều ý kiến cho rằng học phí mới đưa ra quá “sốc”, có nhiều gia đình sẽ không thể chịu được khoản học phí này. Liệu có làm khó với những thí sinh học giỏi thích ngành y nhưng gia đình không khá giả?

Trường cam kết không loại bỏ học sinh nghèo học giỏi

Trước băn khoăn của nhiều phụ huynh, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng Phòng Đào tạo trường ĐH Y dược TPHCM đã có những lý giải. “Chi phí đào tạo cho một nhân viên y tế ở một số ngành rất cao.

Trước đây, sinh viên đóng học phí ở mức hơn 13 triệu đồng/năm nhưng có số đó không đủ để đào tạo một nhân viên y khoa. Phần còn lại chi phí đào tạo là từ ngân sách Nhà nước thông qua Bộ Y tế cấp bù lại.

Tuy nhiên từ năm 2020, Nhà nước sẽ không cấp ngân sách cho trường nữa, do đó nhà trường phải tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo”, ông Khôi chia sẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, nói vậy nhưng thực tế có những ngành nhà trường cũng phải cân nhắc đưa ra chi phí hợp lý. Chẳng hạn, như ngành Răng - Hàm - Mặt hoặc ngành Phục hình răng, chi phí đào tạo thực tế có thể lên đến 100 - 150 triệu đồng/năm. Tuy nhiên trường không thể đưa ra mức thu cao như thế vì không thể phù hợp với tình hình thực thế của Việt Nam.

Trưởng Phòng Đào tạo của trường cũng cho biết, nhà trường cũng đã công bố rộng rãi thông tin tăng học phí để thí sinh và phụ huynh biết sớm. Mức học phí này chỉ bắt đầu áp dụng đối với sinh viên học khóa 2020, còn những sinh viên các khóa trước vẫn đóng học phí theo lộ trình cũ.

Trước câu hỏi mức học phí này có “chặn” các thí sinh nghèo muốn theo học tại trường hay không, ông Khôi khẳng định: “Nhà trường luôn khẳng định trước sau như một luôn sẵn sàng chào đón những học sinh học giỏi có đam mê với nghề y vào học tại trường”.

Do học phí tăng cao nên nhà trường cũng dành một khoản kinh phí lớn cho việc cấp học bổng. Thông thường hàng năm trường dành khoảng 10% trong tổng kinh phí từ học phí để cấp học bổng cho sinh viên với điều kiện các em phải chứng tỏ mình thật sự giỏi trong quá trình học tập.

“Chúng tôi cam kết, không bao giờ để một em học sinh nghèo học giỏi vì mức học phí cao mà không thể học tại trường”, ông Khôi nhấn mạnh.

Theo Dân Trí
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.