Học sinh nghỉ hè 3 tháng: Các trường tư 'than trời', gửi đơn kiến nghị

Chiều 9/6, chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng các trường ngoài công lập ở Hà Nội ký đơn gửi lãnh đạo Bộ GD&ĐT về quy định đóng cửa trường để học sinh nghỉ hè 3 tháng.
Học sinh trường Marie Curie, Hà Nội. (Ảnh minh hoạ)
Học sinh trường Marie Curie, Hà Nội. (Ảnh minh hoạ)

Chiều 9/6, chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng các trường ngoài công lập ở Hà Nội cùng ký đơn gửi lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về quy đinh đóng cổng trường, cho học sinh nghỉ hè 3 tháng. Theo họ, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của giáo viên cũng như gây thiếu thời gian dạy kỹ năng sống cho học sinh.

Trong đơn kiến nghị, đại diện các trường nêu: “Ngày 30/6, Bộ GD&ĐT thông tin sẽ thống nhất trong cả nước về thời gian khai giảng năm học 2020 - 2021 là ngày 5/9. Các cơ sở giáo dục không được tổ chức dạy học trước ngày khai giảng và sớm nhất ngày 1/9. 

Với các trường tư thục, Bộ sẽ xem xét, sửa đổi Thông tư 13/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, tTHCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục cho phù hợp hơn".

Hiệu trưởng các trường tư cho biết, họ đang phải vật lộn đối phó với cơn khủng hoảng của đại dịch COVID-19, vừa mở cửa đón học sinh trở lại liền đối mặt với nỗi lo “rủi ro chính sách” từ thông báo kể trên: "Mặc dù chưa biết Bộ sẽ sửa đổi như thế nào, nhưng với tinh thần 'thống nhất thời gian khai giảng trên cả nước' và 'các trường không được tổ chức dạy học trước ngày 1/9', chúng tôi thực sự lo lắng, hoang mang". 

Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT quy định, trường phổ thông tư thục cấp THCS, THPT được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm, ngoài quy định đối với trường phổ thông công lập cùng cấp học nhưng không thu thêm học phí cho thời gian học bổ sung.

Đơn kiến nghị đặt câu hỏi: "Các trường tư tới đây có được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm để thực hiện các chương trình nhà trường hay không? Hơn nữa, khi học sinh và phụ huynh có nhu cầu nhà trường tổ chức các hoạt động hè, câu lạc bộ, ôn tập củng cố kiến thức cũ cho các em học yếu... trong thời gian nghỉ hè trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện và thỏa thuận, liệu có được hay không?”.

Theo chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng các trường ngoài công lập Hà Nội, Luật Giáo dục quy định, trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Ngoài việc chấp hành quy định của nhà nước, trường tư thục còn phải hoạt động theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh, tự lo về nguồn tài chính, cơ sở vật chất, tuyển sinh, bảo đảm sự tồn tại và phát triển, có trách nhiệm trong những cam kết và thỏa thuận với cha mẹ học sinh.

"Và chúng tôi cũng chịu những tác động to lớn của chính sách của các cơ quan Nhà nước. Chính sách đi một li, các trường chạy dài một dặm. Nay nếu Bộ sửa đổi Thông tư 13 theo hướng quản lý nhà nước với trường tư như với trường công lập, không những quy định sáng suốt trên đây mà Bộ xây dựng bị vô hiệu hóa, mà quyền của học sinh, cha mẹ học sinh trong việc sử dụng thời gian nghỉ hè cũng bị xâm phạm. Khi bố mẹ vẫn phải đi làm không có người trông, các cháu lại lao vào game hay các hoạt động không lành mạnh, hậu quả đó thực khôn lường!

Vì vậy bằng thư này, chúng tôi kiến nghị khẩn cấp lên đồng chí Bộ trưởng, đồng chí Thứ trưởng phụ trách, nếu không tạo điều kiện hơn nữa cho học sinh, phụ huynh, giáo viên và các nhà trường tư thục thêm thời gian tổ chức hoạt động hè bổ ích cho các em, thì đề nghị các đồng chí giữ nguyên như hiện  nay”, đại diện các trường kiến nghị trong đơn. 

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT học cho biết, Bộ tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5/9; không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng; thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9.

Thời gian năm học bắt đầu từ ngày 5/9/2020 và kết thúc vào ngày 30/5/2021, có 37 tuần học. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy, giảm tải chương trình còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay). Hai tuần để dự phòng và tăng thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ cho học sinh, giáo viên.

"Khung kế hoạch thời gian năm học sau khi được Bộ ban hành sẽ áp dụng cho các năm học tới, không riêng gì năm học 2020-2021, để tăng thời gian trải nghiệm hè cho các em học sinh", Vụ trưởng nói.

Đối với trường tư thục, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét, sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT cho phù hợp hơn. Riêng năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kết thúc năm học muộn nên các trường tư thục có thể báo cáo với Sở GD&ĐT về thời gian tập trung học sinh đến trường.

Theo VTC News
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.