Thí sinh tham dự kỳ thi THPT QG 2019
Vẫn còn nhiều tranh cãi chuyện bỏ thi THPT Quốc gia
Theo một số chuyên gia, nếu bỏ thi THPT Quốc gia, không chỉ học sinh mà thầy cô cũng sẽ không còn động lực để phấn đấu trong học tập và giảng dạy, các em sẽ chỉ dành thời gian vào việc học các môn chính để thi đại học mà bỏ quên các môn khác. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, thời điểm này là thích hợp để bỏ kỳ thi này, ít nhất là trong năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Giờ học của học sinh Trường phổ thông liên cấp Edison (Hưng Yên)
Tinh giản nội dung nhưng không ‘buông lỏng’ chất lượng
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh phải nghỉ học kéo dài, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học hai lần và đang tiến hành rà soát nhằm tinh giản nội dung chương trình giáo dục của các cấp học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên và học sinh quan tâm chương trình sẽ được tinh giản thế nào để bảo đảm chuẩn đầu ra, chuẩn chất lượng.
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Bộ GD-ĐT.
Bộ GD-ĐT sẽ không 'buông lỏng' chất lượng bài giảng trực tuyến
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết tới đây sẽ sớm ban hành quy định về dạy học qua internet, dạy học trên truyền hình đối với bậc phổ thông, đồng thời khẳng định việc xây dựng, thẩm định các bài giảng điện tử từ các nội dung chương trình sau khi đã tinh giản, sẽ được Bộ chỉ đạo sát sao để không “buông lỏng” chất lượng.
Học sinh lớp 12 chịu áp lực lớn trước kỳ thi THPT Quốc gia năm nay trong bối cảnh nghỉ học kéo dài
Học sinh xoay xở học tại nhà
Dù nhận định học trên truyền hình chỉ hiệu quả một phần, nhưng để chuẩn bị thi THPT quốc gia, nhiều học sinh lớp 12 vẫn dành thời gian theo học. Ngoài ra, các em phải xoay xở tự học, học trực tuyến, giải đề để tích luỹ kiến thức.