Học văn qua những vở kịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhằm phát huy thế mạnh của nghệ thuật sân khấu, giúp học sinh tiếp cận các tác phẩm văn học nổi tiếng thật dễ hiểu và sống động, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh thực hiện đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới trong chương trình phổ thông”.
Vở kịch Huyền tích Chùa Một cột.
Vở kịch Huyền tích Chùa Một cột.

Nghệ thuật đi vào trường học

Từ năm 2019, Nhà hát Kịch Hà Nội đã kỳ công dựng vở “Hà thành chính khí” nói về danh nhân Hoàng Diệu, người đã tuẫn tiết để bảo vệ thành thời chống Pháp. Đây là một nhân vật anh hùng của cả nước. Vở kịch lôi cuốn đã giúp không ít học sinh nhớ rõ tên nhân vật lịch sử, nhớ rõ chiến công của ông cha đi trước mà trang sách khô khan không thể chạm tới được. Những cung bậc cảm xúc về nhân vật cũng được khơi gợi gần gũi và thực nhất có thể. Theo NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, khi diễn cho học sinh xem, nhiều cháu đã xúc động chia sẻ, các cháu đã thấy lịch sử không còn khô khan, khó xem, khó nhớ nữa. Sau khi xem vở diễn, các cháu yêu mến cụ Hoàng Diệu, yêu Thủ đô Hà Nội hơn…

Hiện các nghệ sĩ của Nhà hát kịch Hà Nội đang tích cực tập luyện vở “Tinh thần thể dục” chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, một tác phẩm văn học nằm trong chương trình lớp 11 THPT. Tác phẩm ra đời năm 1939, khi thực dân Pháp rầm rộ cổ động “phong trào thể dục thể thao” nhằm đánh lạc hướng sự tranh đấu đòi độc lập, chủ quyền của thế hệ thanh niên một thời. Một tác phẩm pha trào phúng với tự sự kể về câu chuyện quan trên ra sức bắt bớ người dân xã Ngũ Vọng lên sân vận động để xem bóng đá, nhưng chẳng ai muốn đi, người trốn chạy, người van xin… Những tình tiết hấp dẫn đi vào vở kịch do chính NSND Trung Hiếu viết kịch bản và đạo diễn hứa hẹn sẽ gây thích thú và tạo hiệu ứng mạnh khi học sinh Thủ đô được tiếp cận.

Rất nhiều đơn vị nhà hát trên địa bàn Thành phố đã rậm rịch thực hiện đề án. Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới trong chương trình phổ thông” chính thức được UBND Hà Nội phê huyệt hồi tháng 10/2022, cho đến nay đã 7 tháng trôi qua. Cả nhà hát tư nhân và Nhà nước đều tích cực “vào cuộc”.

Học văn qua những vở kịch ảnh 1

Vở kịch Hà Thành chính khí.

Bắt đầu hoạt động từ năm 2013 với tên gọi “Nhóm kịch xã hội hóa” của nhà hát Kịch Quốc gia Việt Nam, Câu lạc bộ Sân khấu Lệ Ngọc chính thức được thành lập vào năm 2016, đây là mô hình sân khấu xã hội hóa đầu tiên tại Hà Nội. Theo NSND Lệ Ngọc – giám đốc sân khấu Lệ Ngọc, hiện đơn vị đã dựng các vở như Huyền tích “Chùa Một Cột”, “Dế mèn”, “Đám cưới Chuột”, “Tấm Cám”, “Chí Phèo Thị Nở”… … và đưa vào biểu diễn ở hàng trăm trường học. Những tác phẩm văn học do đơn vị dựng đều nhận được sự hưởng ứng rất tốt từ học sinh nhỏ tuổi đến học sinh PTTH.

Trước đó, trong lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gần như tất cả hoạt động sân khấu phải tạm hoãn, sân khấu Lệ Ngọc vẫn tiếp tục khởi công hai vở mới, trong đó có một vở nổi tiếng chuyển thể từ tác phẩm “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. Lệ Ngọc tuyên bố, bà “dựng Nguyễn Tuân” là để hướng tới những khán giả trẻ, kéo những người trước nay thờ ơ với văn hóa truyền thống đến rạp.

Giáo dục lớp trẻ về sáng tạo

NSND Trung Hiếu cho hay, thông tin nghệ thuật biểu diễn được xác định là 1 trong 12 lĩnh vực được Hà Nội tập trung đầu tư trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khiến nghệ sĩ rất vui. Hà Nội vốn là thành phố có lịch sử ngàn năm văn hiến, có nhiều chất liệu cho các nghệ sĩ sáng tạo nhưng nghệ thuật phải đi vào đời sống.

Sau những thành công của các vở kịch đầu tiên, Nhà hát chuẩn bị ra mắt “siêu phẩm sân khấu” có tên “Thúy Kiều – Một kiếp đoạn trường”, chuyển thể từ kiệt tác văn học nổi tiếng Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đây là vở diễn đầu tiên của Việt Nam có đầy đủ các nhân vật điển hình, tình tiết câu chuyện theo đúng trình tự nội dung tác phẩm văn học nhất.

Học văn qua những vở kịch ảnh 2

Học sinh đến nhà hát kịch để học các tác phẩm văn học.

Theo đề án này, các nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phục dựng và dàn dựng 51 vở diễn thuộc 70 tác phẩm, sự kiện, nhân vật lịch sử, tổ chức 1.800-2.000 buổi diễn tại các trường phổ thông. Thống kê cho thấy, Thành phố hiện có 1.683 trường phổ thông, gồm 780 trường tiểu học, 653 trường trung học, 250 trường trung học phổ thông. Học sinh là chủ nhân của thành phố trong tương lai và là lực lượng khán giả tiềm năng của sân khấu kịch Hà Nội.

Giai đoạn thử nghiệm từ 2022 – 2024 sẽ phục dựng 11 vở diễn, tổ chức 400 buổi diễn và tuyển chọn học sinh, giáo viên của 2 trường. Giai đoạn 2 từ 2025-2030 sẽ triển khai rộng rãi, phục dựng 40 vở diễn; tổ chức 1.400 – 1.600 buổi diễn; tuyển chọn học sinh, giáo viên tại 24 điểm trường. Theo đó, các tác phẩm dự kiến được dàn dựng và đưa lên sân khấu các trường học gồm: Thất trảm sở và học trò thủy thần (Danh nhân văn hóa Chu Văn An); Truyện Kiều; Hà thành Chính khí (Tổng đốc Hoàng Diệu); Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (sự kiện lịch sử 19/12/1946 – Ngày toàn quốc kháng chiến); Thái sư Trần Thủ Độ; Lá cờ thêu 6 chữ vàng; Cô bé bán diêm, Đức tính giản dị của Bác Hồ; Dế mèn phiêu lưu ký…

Những tác phẩm kịch lấy chất liệu văn học làm cảm hứng là nỗ lực không ngừng để Thành phố ươm mầm sáng tạo nghệ thuật cho lớp trẻ, hỗ trợ nâng cao hiệu quả giáo dục sáng tạo, phát triển năng lực tư duy của học sinh. Thành phố hướng tới cụ thể hóa một trong ba trụ cột chính xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” là “giáo dục về sáng tạo”, thúc đẩy xây dựng nguồn nhân lực chiến lược cho sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.