Hội nghị APEC đã đạt được một nền tảng chung và ký kết một thông cáo cuối cùng bất chấp những bất đồng sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ. Một số điểm gây tranh cãi đã bị loại trừ, chẳng hạn như vị trí của các nước thành viên tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực tiễn thương mại, để tài liệu được ký kết.
Tuy nhiên, hai hãng thông tấn AP và AFP trước đó đưa tin rằng Thủ tướng Peter O'Neill của Papua New Guinea - nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh APEC, đã thông báo rằng năm nay sẽ không có thông cáo chung được ký kết bởi các nhà lãnh đạo. Trong khi bình luận về sự kiện bất thường này, Thủ tướng O'Neill lưu ý rằng "toàn thế giới đang lo lắng" về những bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo các cơ quan thông tấn, Trong bản dự thảo của tuyên bố chung chứa đựng các tuyên bố của Mỹ và Trung Quốc ám chỉ lẫn nhau. Washington đã chỉ trích gay gắt "các thực tiễn thương mại không công bằng" của phía Bắc Kinh. Trung Quốc, về phần mình, đã chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương mà chính phủ Mỹ đang theo đuổi.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Hai bên đã áp đặt lên nhau mức thuế quan khắc nghiệt lên các mặt hàng xuất khẩu trị giá 250 tỷ USD.lợi dụng các chính sách bất bình đẳng thương mại và ra lệnh áp đặt mức thuế suất từ 10-25% đối với các mặt hàng nhôm và thép của Trung Quốc.
Hai nước vẫn hy vọng phía bên kia sẽ "xuống nước". Tuần trước, ông Trump bày tỏ tin tưởng rằng một thỏa thuận thương mại mới, tốt đẹp hơn cuối cùng sẽ đạt được và tuyên bố rằng thỏa thuận mới sẽ "công bằng" đối với Mỹ. Nguyên thủ hai nước dự kiến sẽ gặp mặt tại hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Argentina vào ngày 30/11 tới.