Mở đầu phiên thảo luận, Thứ trưởng Bộ tài chính Trần Xuân Hà đã đưa ra những định hướng và chính sách phát triển dịch vụ tài chính Việt Nam.
Tiếp đó, ông Richard Cantor, giám đốc quản lý rủi ro tập đoàn Moody’s đã có những trao đổi thú vị về thị trường vốn.
Toàn cảnh phiên thảo luận |
Đại diện cho ngân hàng HDBank ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc đã có bài phát biểu đầy thuyết phục về vai trò của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (SME) và thực trạng khó tiếp cận vốn vay ngân hàng của khối các doanh nghiệp này hiện nay cũng như tiềm năng của thị trường Nngân hàng bán lẻ tại VN.
Phân tích cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 590 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm gần 97% tổng số DN đang hoạt động và thu hút gần 77% lượng lao động. Tuy nhiên hiện các doanh nghiệp SEM đang đóng góp khoảng 41% vào tổng GDP.
Ngoài ra với 1 thị trường gần 95 triệu dân, với sức mua ngày càng gia tăng cũng như lực lượng lao động trẻ với thu nhập bình quân tăng đều qua các năm , nhưng chỉ khoảng 31% dân số tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng cho thấy thị trường ngân hàng bán lẻ còn rất nhiều tiềm năng phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Đặc thù của các doanh nghiệp SME là có quy mô nhỏ,hệ thống quản lý còn đơn giản, vốn đăng ký ít , chưa đủ khả năng huy động vốn từ thị trường tài chính mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của khối doanh nghiệp này còn hạn chế.. mà nhu cầu vốn của những doanh nghiệp này để đầu tư, phát triển, kinh doanh là rất lớn.
So sánh thứ hạng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp SME Việt Nam với các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Philippin, Indonesia Việt Nam vẫn đang nằm dưới thứ hạng tiếp cận tín dụng trong khối Asean +5. Do đó, rất cần thúc đẩy những sáng kiến mới và các giải pháp khả thi để hỗ trợ khối DN này tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Từ kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho các DN SME thời gian qua và phát triển ngân hàng bán lẻ , HDBank đã đưa ra 1 số giải pháp khả thi mà đã thực hiện thành công đem lại kết quả rất tốt trong thời gian vừa qua.
Trước tiên HDBank đã xây dựng 1 chiến lược tập trung mạnh vaò phân khúc khách hàng SEM, ngân hàng bán lẻ và tài chính tiêu dùng. Với chiến lược đó HDBank đã tăng trưởng tổng tài sản gấp 20 lần trong vòng 10 năm qua và đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 25%/năm trong các năm tới . Hiện nay hơn 97% danh mục cho vay khách hàng của HDBank là bán lẻ và SME với 24.600 doanh nghiệp SME và 4,6 triệu khách hàng cá nhân.
Các DN SME kinh doanh trên khắp lãnh thổ VN nên mạng lưới NH rộng khắp là điều kiện tốt để phục vụ các DN này. Hdbank trong các năm qua đã phát triển hệ thống mạng lưới gồm 240 các Chi nhánh và Phòng giao dịch cùng với hơn 10.000 điểm giao dịch tài chính của HDSaison trên khắp cả nước để phục vụ các doanh nghiệp SEM và khách hàng cá nhân.
Các đại biểu thảo luận về các vấn đề tài chính cho phát triển |
Kế đến việc thiết kế các sản phẩm đặc thù và chuyên biệt nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc cho vay các doanh nghiệp SEM không chỉ dựa vào tài sản đảm cũng là một điểm mạnh của HBBank như sản phẩm cho vay theo chuỗi kết nối 1 nhà sản xuất lớn với hàng trăm , hàng ngàn doanh nghiệp SME trong vai trò là các nhà phân phối. Cho vay theo dòng tiền, cho vay đảm bảo bằng các khoản phải thu , cho vay trên cơ sở các hợp đồng đầu ra , hợp đồng xuất khẩu v.v. đảm bảo nguồn vốn cho vay DN được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả,. Chính nhờ chiến lược này, trong 5 năm gần đây, thu nhập hoạt động của HDBank đã tăng bình quân 35%/năm, vượt xa mức bình quân 12% của toàn ngành..
Ngoài ra, HDBank còn xây dựng được một hệ sinh thái độc đáo giữa ngân hàng với công ty tài chính HD SAISON – một công ty tài chính có nền tảng công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu được kế thừa từ tập đoàn tài chính Societe Generale (Cộng hòa Pháp), cùng đối tác chiến lược là tập đoàn tài chính bán lẻ số 1 Nhật Bản CreditSaison; và hàng hàng không tư nhân Vietjet đang chiếm gần 50% thị phần vận chuyển hàng không, qua đó HDBank có thể tiếp cận hơn 20 triệu khách hàng có nhu cầu tài chính ngân hàng và sử dụng chéo các sản phẩm, dịch vụ. HDBank cũng đã thiết kế các sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại để DN SME tiếp cận các cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh, đặc biệt đối với dịch vụ cho vay theo chuỗi.
“Việc HDBank lựa chọn chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp SME luôn đi song song với chiến lược và hệ thống quản trị rủi ro, tiên tiến theo chuẩn và thông lệ quốc tế để hạn chế rủi ro. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn được kiểm soát chỉ là 1,26%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành”, ông Lê Thành Trung nhấn mạnh.
Nhờ chiến lược tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ngay từ ngày đầu thành lập, HDBank đã có sự phát triển ấn tượng, tăng trưởng gấp 20 lần trong vòng 10 năm qua |
Trước cộng đồng 2.000 doanh nghiệp trong nước và thế giới tham dự Hội nghị Thưởng đỉnh kinh doanh Việt Nam sáng 7/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh 3 định hướng mà Việt Nam cam kết triển khai để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hội nhập thành công trong giai đoạn tới. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là tập trung vào cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy pháp quyền, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân phát triển.
Thực tế, thời gian qua, Chính phủ đã đặt chiến lược phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy phát triển khối DN SME với nhiều cơ chế chính sách như: thực thi Chính phủ kiến tạo, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, thuế, hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ kinh tế từ nhân thông qua Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ chính thức có hiệu lực vào 1/1/2018, thúc đẩy vườn ươm doanh nghiệp và việc tháo gỡ những vướng mắc để DN SME tiếp cận vốn vay chính là giải pháp thiết thực thúc đẩy khối doanh nghiệp này phát triển, hướng tới mục tiêu năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ…