Những “nữ tướng” đứng sau thành công của các thương hiệu đình đám

(Ngày Nay) -Xây dựng, quản trị và điều hành những thương hiệu lớn hàng đầu Việt Nam, những "nữ tướng” ấy đều gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự dung dị, nhân hậu và trí tuệ. Họ xứng đáng là niềm tự hào của thế hệ nữ doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá.
 
Những “nữ tướng” đứng sau thành công của các thương hiệu đình đám

Đó là bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Vietjet Air, bà Lê Thị Băng Tâm – chủ tịch Vinamilk, HDBank, bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HDBank, Tổng giám đốc Vietjet.

Phía sau thương hiệu giá trị nhất Việt Nam – Vinamilk

Là thương hiệu sữa Việt có bề dày trên 40 năm và được nhiều thế hệ người Việt Nam biết đến, tự hào. Không chỉ chiếm lĩnh thị phần sữa trong nước, sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 260 triệu USD năm 2016, doanh thu 56.000 tỉ đồng. Hiện Vinamilk là công ty vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán và đang tiến tới mục tiêu vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới.

Sự thành công của Vinamilk có sự đóng góp rất lớn của “nữ tướng” Mai Kiều Liên – người được Forbes bình chọn trong Top 50 nữa doanh nhân Châu Á quyền lực nhất. Bà Liên gắn bó 37 năm với thương hiệu sữa này, trong đó hơn 20 năm bà giữ cương vị người đứng đầu.

Được đào tạo ở Nga về chuyên ngành sữa là lợi thế của bà Mai Kiều Liên khi là đầu tàu của thương hiệu sữa Việt Nam. Là người phụ nữ quyết đoán và có suy nghĩ cấp tiến, bà Liên đã đưa ra những quyết định kịp thời như đầu tư vùng nguyên liệu từ sớm (đầu những năm 1990), tiến hành tái cấu trúc Vinamilk (2003), đưa Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2006), quyết định đầu tư và ngừng đầu tư trong lĩnh vực bia, cà phê (giai đoạn 2005-2010). Giai đoạn 2015-2020, bà đặt mục tiêu sẽ đưa Công ty lọt vào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới.

Làm lãnh đạo từ thời bao cấp, tuy nhiên bà không hề kém cạnh các CEO trẻ, bà luôn tận dụng tối đa công nghệ vào công việc của mình. Mỗi ngày bà đến cơ quan lúc 8h và về lúc 5h như bao nhân viên khác, nếu có công việc phát sinh, bà có thể xử lý ở bất cứ nơi đâu nhờ các thiết bị di động công nghệ cao. Mặc dù là người quản lý cấp cao nhưng bà rất tỉ mỉ, nắm công việc ở những chi tiết rất nhỏ, sâu sát từng sản phẩm của Vinamilk. Vì vậy mà bà Liên luôn có sức thuyết phục đối với cán bộ công nhân viên, thống nhất được mọi người thành một khối để phát huy sức mạnh của tập thể.

Thời điểm năm 2013, cổ đông Vinamilk đã “sốc” với bản đệ trình tách chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Vinamilk. Song cuối cùng họ hiểu rằng đây là điều tất yếu Vinamilk phải làm. Và từ ngày 25/7/2015, bà Lê Thị Băng Tâm, thành viên độc lập HĐQT được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinamilk còn bà Mai Kiều Liên làm Tổng giám đốc.

Những “nữ tướng” đứng sau thành công của các thương hiệu đình đám ảnh 1

Hai "nữ tướng" của Vinamilk - bà Mai Kiều Liên (trái) Tổng giám đốc và bà Lê Thị Băng Tâm (phải) chủ tịch HĐQT

Người nhận chức Chủ tịch HĐQT của Vinamilk thay bà Mai Kiều Liên là một nữ doanh nhân được nể trọng với bề dày 40 năm kinh nghiệm trên thương trường và từng đảm nhiệm trọng trách quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước về tài chính.

Bà Lê Thị Băng Tâm sinh ra tại Tuy Hòa, Phú Yên, là Tiến sỹ Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad (Liên Xô trước đây) và có Chứng chỉ Tài chính Quốc tế của Trường Noth University (Anh). Bà từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng tại Bộ Tài chính như Tổng Giám đốc Kho Bạc Nhà nước , Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị – Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Bà được nhìn nhận là người đã có nhiều đóng góp cho lĩnh vực quản lý tài chính và ngân sách quốc gia, là những người có công sức tạo nền móng cho thị trường Chứng khoán, thị trường bảo hiểm và đặc biệt thành công trong công tác tài chính đối ngoại. Bà cũng là người có tư tưởng tân tiến, có cái nhìn đổi mới trong công tác tài chính và quản trị doanh nghiệp.

Là người nối tiếp ghế chủ tịch của “nữ tướng” Mai Kiều Liên tiếp quản thương hiệu giá trị này từ năm 2015 tới nay, bà Lê Thị Băng Tâm đã chứng tỏ mình xứng đáng với lựa chọn của cổ đông khi tiếp tục giữ vững và phát triển Vinamilk ở ngôi vị thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam.

Có một điểm không nhiều người biết, bà Tâm từng là Chủ tịch SCIC – Công ty mẹ của Vinamilk, và ở cương vị này, bà đã cùng bà Mai Kiều Liên đưa Vinamilk từ một doanh nghiệp nhà nước nhỏ lên vị trí thống lĩnh thị trường, vượt qua nhiều thương hiệu nước ngoài, tự tin bước tới mục tiêu công ty sữa nổi tiếng thế giới.

Vietjet và chuyện ít biết về nữ chủ tịch “danh gia vọng tộc”

Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, năm 2012 Vietjet bắt đầu bay thương mại sau 5 năm chuẩn bị. Hãng hàng không này thành công một cách thần kỳ khi chỉ sau 5 năm cất cánh đã vận chuyển 45 triệu lượt hành khách, chiếm 41,5% thị phần hàng không nội địa vào cuối quý II/2016 theo số liệu của CAPA. Hơn thế, sự hiện diện và hoạt động hiệu quả của Vietjet đã góp phần thay đổi thị trường hàng không Việt Nam, biến dịch vụ xa xỉ này trở nên phổ cập với tỷ lệ 30% hành khách của hãng là hành khách lần đầu được đi máy bay.

Nhắc đến VietJet, mọi người thường chú ý tới bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc, song bên cạnh bà Thảo, còn có một “nữ tướng” nữa, đó là bà Nguyễn Thanh Hà- Chủ tịch HĐQT.

Những “nữ tướng” đứng sau thành công của các thương hiệu đình đám ảnh 2

Hai nữ tướng của Vietjet - bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng giám đốc) và bà Nguyễn Thanh Hà (chủ tịch HĐQT)

Những người dự sự kiện Vietjet cất cánh thương mại gần 6 năm trước kể lại, trên chuyến bay thương mại đầu tiên của hãng hàng không VietJet từ TP Hồ Chí Minh đáp xuống Nội Bài trưa ngày 24/12/2012, có hai người phụ nữ bé nhỏ cùng sánh bước bên nhau trên cương vị Chủ tịch và Tổng giám đốc của hãng, người trẻ là bà Nguyễn Thị Phương Thảo- thời điểm đó là một doanh nhân kín tiếng. Người lớn tuổi hơn chính là bà Nguyễn Thanh Hà, nguyên Cục phó - Cục Hàng không Việt Nam. Thời điểm đó, bà Hà đã rất nổi tiếng và được “dân” hàng không nể trọng bởi bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hàng không cũng như gia thế danh tiếng, có nhiều đóng góp cho đất nước của gia đình bà (bà là con gái cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

Thời điểm đó, thị trường chưa thuận lợi cho hàng không tư nhân phát triển nhưng nhiều người trong giới đã nhận định, Vietjet sẽ khác các hãng hàng không tư nhân khác bởi có một dàn lãnh đạo “đáng gờm”. Và cũng ít ai biết, bà Thanh Hà chính là người đã chọn màu cờ tổ quốc cùng sao vàng 5 cánh lên động cơ máy bay của Vietjet.

Niềm tin đó càng được củng cố khi phát biểu ngắn gọn về hoạt động của hãng, bà Hà nói rằng VietJet muốn làm thay đổi ngành hàng không, thay đổi suy nghĩ của khách hàng về hàng không giá rẻ. “Trên thế giới hàng không giá rẻ rất phổ biến và thành công. Nhiều doanh nhân, chính trị gia, người nổi tiếng cũng lựa chọn hàng không giá rẻ làm phương tiện di chuyển chính. Hàng không giá rẻ phục vụ cho tất cả mọi đối tượng và làm cho mọi người xích lại gần nhau khi ngồi cùng nhau, bình đẳng cùng 1 hạng ghế trên những chuyến bay”.

10 năm thành lập, 6 năm cất cánh, cùng với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà Hà đã có những dấu ấn quan trọng làm nên một Vietjet – hiện tượng của hàng không trong nước và thế giới. Hàng không đã được phổ cập hoá, không còn là dịch vụ xa xỉ chỉ người có tiền mới tiếp cận được. Vietjet IPO và niêm yết, gây tiếng vang lớn trong nước và quốc tế, giá trị vốn hoá tăng gần gấp đôi từ lúc chào sàn với triển vọng tích cực trong tương lai

'Bà chủ' HDBank và những thương vụ đình đám

Từ một ngân hàng nhỏ, HDBank đã vươn lên top 8 các ngân hàng lớn tại Việt Nam chỉ trong vòng 5 năm. Hiện HDBank có tổng tài sản trên 174.000 tỷ, vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, có hơn 11.000 nhân sự. Tất cả các chỉ tiêu tài chính đều có sự đột phá theo hướng an toàn, chất lượng và tăng trưởng mạnh mẽ.

Người thổi luồng gió mới với những chiến lược tiên phong, đổi mới, nâng tầm thương hiệu HDBank chính là 2 vị “nữ tướng” gắn với hai thương hiệu Vietjet và Vinamilk là bà Lê Thị Băng Tâm – Chủ tịch HĐQT và Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank.

Nhắc tới bà Thảo, bên cạnh những thành tích nổi trội trong cương vị CEO Vietjet, được giới hàng không thế giới ấn tượng và ngưỡng mộ, giới ngân hàng cũng nể phục không kém và gọi bà là “bóng hồng quyền lực”. Cùng với Chủ tịch Lê Thị Băng Tâm, bà Thảo là linh hồn của chiến lược đổi mới, tăng tốc toàn diện của ngân hàng HDBank từ năm 2008.

Từ năm 26 tuổi, bà Thảo đã tham gia sáng lập và quản trị những ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Bà được xem là một trong các “banker” giỏi và trẻ nhất Việt Nam. Tài năng kinh doanh ngân hàng của bà được thể hiện qua hai thương vụ M&A đình đám đó là vụ sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua công ty tài chính SGVF từ ngân hàng Société Générale (Pháp) rồi liên doanh với đối tác Nhật thành HD SAISON – những thương vụ được xem là điển hình về M&A cho đến tận thời điểm này.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người rất kín tiếng và chỉ “nổi tiếng bất đắc dĩ” khi đầu tư vào hàng không và trở thành “hiện tượng” với sự thành công vượt bậc và những bước tiến thần kỳ. Bà là nữ tỷ phú đô la đầu tiên, duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á theo xếp hạng của Forbes.

Những “nữ tướng” đứng sau thành công của các thương hiệu đình đám ảnh 3

Hai người phụ nữ quyền lực nhất ở HDBank - bà Lê Thị Băng Tâm và bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Điểm chung thú vị của hai vị nữ tướng HDBank nằm ở chỗ họ không phải đối thủ trên thương trường mà thân thiết như chị em, trong đó bà Băng Tâm quản trị 2 công ty, bà Phương Thảo quản trị, điều hành 2 công ty.

Trong cuộc sống đời thường, cả 4 nữ tướng đều là “hình mẫu” lý tưởng được cán bộ, nhân viên kính trọng, ngưỡng mộ và nhìn theo để học hỏi. Bà Thảo, bà Hà thường xuyên đi làm từ thiện và khích lệ cán bộ, nhân viên của mình sống hướng thiện, biết cho đi trước khi mong được nhận lại. Bà Băng Tâm là người rất giản dị và được CBNV yêu quý. Các nhân viên ngân hàng này chia sẻ, mỗi khi các đơn vị HDBank gặp các sự cố như lũ lụt hay một vấn đề nào đó, bà Băng Tâm luôn hỏi thăm đến sự an toàn của CBNV trước, sau đó mời đến tài sản ngân hàng và các vấn đề khác.

Xây dựng, quản trị, điều hành những thương hiệu lớn hàng đầu Việt Nam, cả 4 “nữ tướng” đều gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự dung dị, nhân hậu, trí tuệ và khả năng làm việc khó ai sánh kịp. Họ đã đưa các thương hiệu lớn vượt qua những thương hiệu khác không chỉ trên thị trường trong nước mà cả quốc tế, đưa tên tuổi các thương hiệu này vượt xa và tự tin cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Họ xứng đáng là niềm tự hào và kiêu hãnh của thế hệ nữ doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá.

Theo Tri thức trẻ

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.