Ảnh minh họa |
Trăng xanh (Blue Moon) không phải là hiện tượng thiên văn học, chỉ là một khái niệm của phương Tây để chỉ hai lần trăng rằm trong cùng một tháng dương lịch.
Bởi vì theo lẽ thường thì một năm dương lịch có 12 tháng dương lịch, và một năm dương lịch sẽ có 12 lần trăng tròn, nên tương đương một tháng dương lịch sẽ có một lần trăng tròn.
Tuy nhiên, do mỗi năm dương lịch dài hơn mỗi năm âm lịch 11 ngày, nên những ngày này sẽ dồn lại qua các năm, mà chính xác là sau 2,7 năm dương lịch, là sẽ có thêm một lần trăng tròn.
Ảnh minh họa |
Như vậy, tháng 7/2015, sẽ có 2 lần trăng tròn rơi vào ngày 2 và 31 (tại Mỹ, xảy ra vào ngày 1/7).
Sau 19 năm, chu kỳ trăng tròn 2 lần trong tháng sẽ xảy ra, còn gọi là chu kỳ Meton. Điều này có nghĩa tới năm 2034, chúng ta sẽ lại chứng kiến hai lần trăng tròn trong tháng 7 và một trăng xanh vào ngày 31/7/2034.
"Trăng xanh" vào ngày 01/9/2012 quan sát từ Thanh Hóa, Việt Nam. Ảnh Wikipedia |
Trong chu kỳ Meton, có 235 lần trăng tròn nhưng chỉ có 228 tháng dương lịch. Vì số lần trăng tròn lớn hơn số tháng dương lịch nên sẽ có 7 tháng dương lịch có 2 trăng tròn.
Tại sao lại gọi là Trăng xanh?
Nghĩa đen sát nhất của từ trăng xanh là khi Mặt Trăng (không nhất thiết phải là trăng tròn) xuất hiện với một màu xanh nhạt bất thường và đó là một sự kiện hiếm gặp.
Tất nhiên, Mặt trăng sẽ không chuyển sang màu xanh và tại sao dân gian gọi nó là "trăng xanh" thì cho đến nay vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Mặt trăng vẫn sẽ trắng như nó vốn có trừ phi có mây che mất tầm nhìn. Nếu núi lửa phun trào, khói bụi bay lên bầu trời và trở thành các kỹ xảo hình ảnh đối với Mặt trời và Mặt trăng.
Núi lửa Krakatoa |
Chẳng hạn sau khi núi lửa Krakatoa ở Indonesia phun trào năm 1883, tro bụi bay vào không trung và các tầng cao hơn của khí quyển, trăng xanh đã được ghi nhận ở khắp thế giới. Hiện tượng này kéo dài đến 2 năm.
Các hạt khí quyển có đường kính khoảng một micrômét thì trường hợp này ánh sáng bước sóng dài xuất hiện màu đỏ khi quan sát dưới mặt đất còn ánh sáng bước sóng ngắn xuất hiện màu xanh được chọn lọc truyền vào mắt người.
Theo nhà nghiên cứu núi lửa Scott Rowland của đại học Hawaii, tro bụi cũng gây ra những cảnh hoàng hôn rực đỏ sống động đến nỗi lính cứu hỏa được triệu tập để dập cháy hỏa hoạn ở New York, Poughkeepsie và New Haven (Mỹ).
Xem thêm:
- Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm
- Chiêm ngưỡng những tác phẩm dự thi nhiếp ảnh về Thiên văn học bậc nhất Anh
- Bản đồ Vũ trụ: Trái đất đứng ở đâu trong vũ trụ rộng lớn?
- 'Ngày tận số' của Mặt Trời [Kỳ cuối]
Trang Ly (T/h)