Hỗn loạn tài chính Trung Quốc và những hệ lụy

Một vòng xoáy lo sợ trên thế giới đang bắt đầu được kích hoạt do giảm tốc kinh tế và hỗn loạn tài chính tại Trung Quốc.
Hỗn loạn tài chính Trung Quốc và những hệ lụy

Tờ Washington Post cho biết, sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm mạnh của giá dầu, trong đó, có thể kể đến giá dầu tuần qua giảm chỉ còn 30 USD một thùng dầu thô Brent, đánh dấu mức thấp kỷ lục trong 12 năm trở lại đây và nó đã gây ra những vấn đề mới.

Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng, hai nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới là Arab Saudi và Nga đang phải hứng chịu những hậu quả lớn của giá dầu giảm mạnh, đang phải đối mặt với những vấn đề tài chính nghiêm trọng. Hai nước từng xuất khẩu khoảng 14% tổng lượng dầu họ khai thác sang Trung Quốc.

Hỗn loạn tài chính Trung Quốc và những hệ lụy ảnh 1

Hỗn loạn tài chính Trung Quốc và những hệ lụy. Ảnh: Reuters

Trong khi nhiều nước đang bị những ảnh hưởng sâu sắc từ kinh tế Trung Quốc thì nền kinh tế Mỹ được cho là chưa bị tác động quá nhiều ở một số ngày đang hoạt động tại Trung Quốc như kinh doanh thức ăn nhanh và bán lẻ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn trong năm nay, và nhiều nhà kinh tế đang cảnh báo những người hoạt động trong ngành như khai mỏ và năng lượng có thể mất việc, nếu kinh tế Trung Quốc trở nên xấu hơn.

Cụ thể là Tập đoàn Mỹ Caterpillar, chuyên bán sản phẩm của Trung Quốc và các quốc gia bán hàng cho nước này, đã báo cáo doanh số giảm. Giá cổ phiếu của Caterpillar đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010. Đầu tuần này, tập đoàn nhôm Mỹ Sherwin Alumina nộp đơn xin phá sản.

Paul Sheard, trưởng bộ phận phân tích kinh tế toàn cầu, thuộc công ty dịch vụ tài chính Standard & Poor’s nhận định: "Nếu nền kinh tế Trung Quốc giảm 0,5% tốc độ tăng trưởng, hoặc thậm chí là 1% đi nữa, sẽ không có bất cứ tác động lớn nào đến kinh tế Mỹ. Nhưng những nước như Nam Phi, Peru, Chile, Colombia, Malaysia, hay Thái Lan, thì lại là chuyện khác".

Đa số các nước chịu ảnh hưởng là những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn đáp ứng cho nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc. Hầu như không có lục địa nào trên thế giới không có sự hiện hữu của Trung Quốc, do vậy, cả các nước phát triển và đang phát triển đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.

Ở châu Á, Indonesia bị ảnh hưởng khi việc xuất khẩu than lao dốc, sau khi những thách thức từ kinh tế của Trung Quốc bắt đầu lộ diện vào năm ngoái. Hàng hóa của Brazil, Peru và Venezuela cũng bị rớt giá.

"Những nền kinh tế từng hưởng lợi nhiều từ sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc nay phải đối mặt với mặt trái của việc đó, chịu ảnh hưởng tiêu cực khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại", ông Neil Shearing, nhà kinh tế về các thị trường mới nổi tại Capital Economics nói.

Ảnh hưởng xấu không chỉ tác động đế các nước đang phát triển mà những những phát triển như Australia, chuyên xuất khẩu quặng sắt và các khoáng chất khác tới đối tác thương mại lớn nhất của mình là Trung Quốc, đã bị huỷ bỏ nhiều hợp đồng, làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái. Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan cũng có thể dễ bị tổn thương.

Hỗn loạn tài chính Trung Quốc và những hệ lụy ảnh 2

Ông Maury Obstfeld, chuyên gia kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo sự giảm tốc của Trung Quốc và tình trạng biến động của các thị trường mới nổi sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu năm 2016.

Có lẽ vấn đề này xảy ra phần lớn là do sự phụ thuộc quá mức vào nhu cầu của Trung Quốc và giờ đây, các nước này đang phải gánh những hậu quả của “sự dựa dẫm” này. Và Nam Phi là ví dụ điển hình.

Đồng rand của Nam Phi đã giảm 10% so với đồng đô la Mỹ, xuống mức thấp kỷ lục trước khi tăng thêm được một chút và kết thúc ngày tại 16,57 rand đổi được 1 USD. Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Nam Phi, tổng giá trị bán, trao đổi hàng hoá, nguyên liệu đạt giá trị khoảng 20 tỷ USD mỗi năm. Cơn khát của Trung Quốc đối với tài nguyên thiên nhiên của Nam Phi đã giúp cho nước này có khả năng tăng trưởng kinh tế. Quặng sắt, than đá, vàng, và các khoáng sản là những hàng hoá xuất khẩu nhiều nhất của Nam Phi.

Việc đồng rand giảm sẽ khiến cho người dân Nam Phi gặp khó khăn trong giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến việc trả những khoản nợ nước ngoài.

Thời điểm suy thoái kinh tế và giảm giá trị của đồng tiền có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh lương thực ở Nam Phi. Nước này đang phải đối mặt với một đợt hạn hán lớn và có thể sẽ phải nhập khẩu thêm lương thực, nhưng khi đồng rand giảm giá, thì chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên.

Có những chuyên gia lập luận rằng những nước phụ thuộc vào Trung Quốc là một nước đi sai lầm nhưng thực tế, một số nhà phân tích cho rằng, họ không có nhiều lựa chọn khi xuất khẩu. Dennis Dykes, trưởng bộ phận phân tích kinh tế tại Nedbank Nam Phi bình luận: "Rất khó để tránh được điều này bởi Trung Quốc là thị trường rộng lớn và là nơi phát triển xuất khẩu nhanh nhất”.

An Mai

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.