Trong phản ứng của mình, Thủ tướng Netanyahu đã chỉ trích nghị quyết này là "phi lý" và cáo buộc UNESCO đã "bác bỏ một sự thật đơn giản", đồng thời nhấn mạnh Jerusalem có vai trò linh thiêng và quan trọng đối với người Do Thái.
Trước đó cùng ngày, tại trụ sở ở Pari (Pháp), với 22 phiếu thuận và 10 phiếu chống cùng 23 phiếu trắng, UNESCO đã thông qua nghị quyết trên. Nghị quyết kêu gọi Israel dừng ngay bất kỳ "biện pháp và hành động lập pháp và hành chính" nào có thể "thay đổi địa vị pháp lý" của Jerusalem. Nghị quyết bác bỏ ý tưởng về một "luật cơ bản" ở Jerusalem, dựa trên luật Knesset năm 1980, trong đó xác định rằng thành phố này là một bộ phận thống nhất và chỉ do Israel quản lý.
Do các Algeria, Ai Cập, Liban, Maroc, Oman, Qatar và Sudan trình, nghị quyết cũng chỉ trích gay gắt những hoạt động xây dựng của Israel tại khu phố cổ Jerusalem ở phía Đông và "mỉa mai" việc liên tục đóng cửa dải Gaza của chính phủ Do Thái. Nghị quyết đặc biệt chỉ trích việc Israel sáp nhập khu Bờ Tây và Đông Jerusalem hồi năm 1967, một động thái chưa từng được cộng đồng quốc tế công nhận, là một hành động "vô giá trị" và "cần phải hủy bỏ ngay lập tức".
Cuộc bỏ phiếu được tiến hành vào Ngày Độc lập của Israel và tiếp theo một nghị quyết của UNESCO đã gây nhiều tranh cãi hồi tháng 10 năm ngoái, trong đó bác bỏ mối quan hệ của người Do Thái với các địa danh Bức tường phía Tây và khu đền Al-Aqsa.
Hillel Neuer, người đứng đầu nhóm giám sát của Liên Hợp Quốc, đã viết trên twiter rằng dù kết quả, Israel đã giành được một "chiến thắng đạo đức" trong quá trình bỏ phiếu. Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ, Đức, Anh, Hy Lạp, Ý và Hà Lan đều không bình chọn, và Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng.
Israel đã chiếm đóng Bờ Tây và dải Gaza trong cuộc Chiến tranh Trung Đông năm 1967 và kiểm soát các vùng lãnh thổ này từ đó tới nay bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.