Jack Ma: Nhân vật hiếm có của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tỷ phú Jack Ma là một nhân vật hiếm có ở Trung Quốc: một doanh nhân lôi cuốn, dám nói lên suy nghĩ của mình và vượt qua mọi ranh giới.
Jack Ma: Nhân vật hiếm có của Trung Quốc

Tích cách phóng khoáng đó đã khiến người đồng sáng lập Alibaba trở thành một nhân vật mang tầm cỡ toàn cầu. Nhưng nó dường như cũng đang đặt đế chế kinh doanh của ông và bản thân ông vào rắc rối lớn.

Rắc rối bắt đầu vào cuối tháng 10, sau khi Jack Ma chỉ trích các cơ quan quản lý của Trung Quốc tại một hội nghị ở Thượng Hải. Khi công ty công nghệ tài chính Ant Group của ông đang chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất thế giới (IPO), vị tỷ phú 56 tuổi này đã cáo buộc các nhà chức trách kìm hãm sự đổi mới và cho rằng các ngân hàng của đất nước còn mang tâm lý "tiệm cầm đồ".

Chỉ vài ngày sau, chính phủ Trung Quốc chỉ đạo Ant Group dừng IPO, cũng như kêu gọi công ty này tái cấu trúc. Thậm chí chính quyền Bắc Kinh còn tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào "ông lớn" Alibaba.

Trong khi đó, Jack Ma đột ngột mất tích khỏi truyền thông sau bài phát biểu hồi tháng 10, một động thái kỳ lạ với một vị doanh nhân vốn hết sức quen mặt với người dân Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng có một thông điệp mà chính phủ Trung Quốc đang muốn gửi đi, đó là các doanh nhân công nghệ có thể là người quyến rũ nhất, là bộ mặt công khai nhất mà Trung Quốc đang thể hiện với thế giới. Nhưng không có một cá nhân nào, không một công ty nào lớn hơn các nhà cầm quyền", giá sư Rana Mitter từ Đại học Oxford nhận định.

Nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng Jack Ma rất có thể đang nằm im trong quá trình các doanh nghiệp của ông bị đặt vào tầm ngắm.

Một đại nhân vật

Với xuất phát điểm khiêm tốn khi chỉ là một giáo viên tiếng Anh, Jack Ma dần vươn mình trở thành bộ mặt cho sự thịnh vượng và bản lĩnh kinh doanh của Trung Quốc. Ông đã xây dựng Alibaba thành đế chế công nghệ trị giá 500 tỷ USD và tích lũy tài sản cá nhân khoảng 50 tỷ USD, theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg.

Khi các công ty của ông lớn mạnh, Jack Ma trở thành gương mặt thân thiện cho cái gọi là sự trỗi dậy kinh tế Trung Quốc. Ông thường xuyên gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia như Barack Obama hay David Cameron và phát đồ cứu trợ trong đại dịch COVID-19.

Jack Ma: Nhân vật hiếm có của Trung Quốc ảnh 1

Jack Ma biểu diễn tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Alibaba ở Hàng Châu vào năm 2019.

Phong cách của Jack Ma với tư cách là CEO của Alibaba cũng không hề phô trương: Một lần, ông đã hát bài "Unchained Melody" của những năm 1950 trên sân khấu tại một hội nghị của công ty, cũng như thường xuyên biểu diễn và xuất hiện tại các sự kiện với những người nổi tiếng như David Beckham và Nicole Kidman.

Ở cấp độ cao hơn, các quan chức tại Bắc Kinh cho rằng Jack Ma đại diện cho một phiên bản quyền lực cao và quyến rũ của Trung Quốc "bởi vì một trong những điều mà Trung Quốc gần như không thể tạo ra đó là quyền lực mềm trên thế giới", giáo sư Mitter chỉ ra.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích sự phát triển của các gã khổng lồ công nghệ trong nước, bao gồm Alibaba, Ant Group, Tencent và Baidu, đồng thời loại bỏ các đối thủ lớn đến từ Mỹ tại thị trường nội địa.

Nhưng các nhà chức trách ở Trung Quốc ngày càng coi tầm ảnh hưởng quá lớn của các đại nhân vật như Jack Ma là một nguy cơ đối với sự ổn định kinh tế và chính trị của đất nước. Ví dụ, Ant Group có thể thu phí cho vay miễn phí do các quy định khắt khe áp đặt đối với các ngân hàng thương mại.

“Việc chọn lọc các doanh nhân công nghệ tên tuổi là một phần trong quá trình rộng lớn hơn của chính phủ Trung Quốc nhằm giành lại quyền kiểm soát và khẳng định rằng cách thức đổi mới công nghệ của Trung Quốc chỉ diễn ra trong những trường hợp mà giới tinh hoa Trung Quốc cho phép”, ông Mitter nói.

Gần đây, chính phủ Trung Quốc càng tăng cường các biện pháp nhằm kiềm chế ngành công nghệ cao. Ví dụ, Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 9 đã công bố chủ trương kêu gọi các đảng viên "giáo dục các doanh nhân tư nhân để vũ khí hóa tâm trí của họ bằng hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Tập Cận Bình".

Và bản thân ông Tập cũng đã kêu gọi đất nước tăng cường các nỗ lực chống độc quyền đối với các nền tảng trực tuyến và ngăn chặn "sự bành trướng mất trật tự" của nguồn vốn.

Phát súng nhắm vào Ant Group và Alibaba chỉ là lời cảnh cáo cho các công ty công nghệ khác về việc độc quyền thị trường và lạm dụng dữ liệu của người dùng nhằm trục lợi.

Một người hiếm có

Jack Ma đã biến mất được hơn 2 tháng. Thậm chí ông còn không xuất hiện tại một chương trình truyền hình thực tế do mình tạo ra với lý do "xung đột lịch trình".

Duncan Clark, tác giả cuốn sách "Alibaba: Ngôi nhà mà Jack Ma xây dựng" và là người sáng lập công ty tư vấn đầu tư BDA Trung Quốc cho biết, chính phủ Trung Quốc muốn câu chuyện về IPO của Ant Group chiếm ưu thế trong các cuộc bàn luận công khai. Ông Clark nói thêm rằng Ant Group biết rằng sẽ không có ích gì khi có bất kỳ ý kiến nào khác về vấn đề này.

"Jack Ma có thể sẽ tái xuất và tuyên bố những việc như đóng góp vào cải cách ở Trung Quốc", ông Clark nhận định.

Angela Zhang, phó giáo sư tại Đại học Hong Kong, cho biết: “Jack Ma hiểu rằng ông ấy đã nói quá nhiều và chính cái miệng đã hại cái thân, do đó ông ấy phải ẩn mình".

Với việc các quan chức Bắc Kinh không còn mặn mà với việc sử dụng tầm ảnh hưởng của Jack Ma, có vẻ như ngành công nghệ Trung Quốc sẽ khó có một nhân vật tương tự như ông.

CEO Alibaba Daniel Zhang, người kế nhiệm Jack Ma vào năm 2019, đã đưa ra một giọng điệu hòa giải vào tháng 11 khi mô tả nỗ lực của chính phủ nhằm thắt chặt các hạn chế đối với các công ty internet là "kịp thời và cần thiết."

Tuy nhiên, việc tước đi tiếng nói của Jack Ma sẽ gây ra hậu quả cho Bắc Kinh, giáo sư Mitter chỉ ra. Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở phương Tây, đã coi Trung Quốc và các doanh nghiệp của họ là những mối đe dọa hiện hữu đáng bị trừng phạt và giám sát chặt chẽ với quan niệm các công ty này đều phải phục vụ chính quyền Bắc Kinh.

“Khả năng lên tiếng của một nhân vật như Jack Ma sẽ khó hơn, và tôi nghĩ điều này thực sự sẽ tạo ra một vấn đề lớn hơn nữa cho mong muốn tạo ra quyền lực mềm của Trung Quốc", ông Mitter nói.

Theo CNN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: