John Doe - nhân vật bí ẩn cung cấp tài liệu cho Hồ sơ Panama

Nguồn tài liệu khổng lồ của Hồ sơ Panama được gửi đến tòa soạn Süddeutsche Zeitung bởi một người bí ẩn tự xưng là John Doe.
John Doe - nhân vật bí ẩn cung cấp tài liệu cho Hồ sơ Panama

11,5 triệu tài liệu của công ty Mossack Fonseca bị rò rỉ tiết lộ hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức nhiều quốc gia từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015 đã trở thành vụ việc rúng động nhất trong thời gian qua dưới tên gọi Hồ sơ Panama.

John Doe - nhân vật bí ẩn cung cấp tài liệu cho Hồ sơ Panama ảnh 1

Bastian Obermayer và Frederik Obermaier, hai phóng viên của tờ Süddeutsche Zeitung tham gia vào Hồ sơ Panama.

Theo những tiết lộ trên tờ Washington Post, nguồn tài liệu khổng lồ của Mossack Fonseca được gửi đến tòa soạn Süddeutsche Zeitung vào cuối năm 2014 bởi một người tự xưng là John Doe - một cái tên nặc danh thường dùng trong các vụ kiện ở Mỹ với lời chào: “Xin chào, tôi là John Doe. Các anh có quan tâm đến dữ liệu không?”

Trong nhiều tháng sau đó, “John Doe” đều đặn gửi cho các phóng viên Süddeutsche Zeitung rất nhiều thư điện tử, bản scan của thư viết tay, hình ảnh và dữ liệu khách hàng được moi từ các máy chủ của Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama.

Trong số hàng ngàn người có tên trong các tài liệu có cả những chính trị gia và người nổi tiếng bao gồm Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Quốc vương của Saudi Arabia, người thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cộng sự thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người cha quá cố Thủ tướng Anh David Cameron, và siêu sao bóng đá Lionel Messi.

Hơn một năm sau khi Doe gửi những thông tin đầu tiên đến tờ báo có trụ sở ở Munich - Süddeutsche Zeitung, hai phóng viên kỳ cựu Obermayer, 38 tuổi, và Obermaier, 32 tuổi, vẫn không hiểu rõ vì sao người này lại tìm đến họ.

Tuy nhiên theo Washington Post nhận định Süddeutsche Zeitung - tờ báo đặt trụ sở ở Munich vốn nổi tiếng trong việc tổ chức lật tẩy các vụ trốn thuế và rửa tiền quy mô lớn tầm cỡ toàn cầu bởi vậy việc John Doe tìm đến không phải là sự ngẫu nhiên.

Obermayer cho biết để bảo vệ danh tính và sự an toàn của Doe, họ không hề tiết lộ ra bên ngoài địa chỉ, thời gian liên lạc của nhân vật này: "Chúng tôi đã nói chuyện và truyền đạt rất nhiều thông tin đến với nhau, tất nhiên tất cả đều được mã hóa. Trong một ngày, tôi cũng trao đổi liên lạc với nhiều người khác để làm làm mờ đi dấu vết của Doe".

Hai tháng đầu, các phóng viên Süddeutsche Zeitung miệt mài nghiên cứu xem đống tài liệu khổng lồ này có phải là hàng thật không, đồng thời nỗ lực giải mã mạng lưới nhằng nhịt của các giao dịch tài chính bí mật.

Với nguồn tài liệu khổng lồ viết bằng 25 ngôn ngữ khác nhau, tương đương với 38.000 cuốn sách như vậy, số nhân lực ít ỏi của Süddeutsche Zeitung đã gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã. Các phóng viên của tờ báo Đức đã quyết định cầu viện sự hỗ trợ của Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) có trụ sở tại Washington, DC (Mỹ).

ICIJ đã từng phối hợp cùng với phóng viên của 45 nước trên thế giới vào năm ngoái để giải mã tài liệu trong vụ "Rò rỉ Thụy Sĩ" tiết lộ những giao dịch bí mật của hàng trăm công ty toàn cầu với các quan chức Luxembourg.

Trong vòng vài tuần, ICIJ tập hợp được một đội quân gồm 370 phóng viên đến từ hơn 100 tờ báo và hãng thông tấn ở 80 quốc gia, trong đó có báo Guardian và hãng BBC của Anh, nhật báo Pháp Le Monde ở Pháp, Sonntagszeitung tại Thụy Sĩ, và tuần san L'Espresso của Ý.

“John Doe” đã liên tục chuyển thông tin trong một khoảng thời gian dài. Do đó, các nhà báo lập một chiến lược hợp tác và phân tích dữ liệu chung. Họ cam kết chia sẻ những thông tin giá trị cho nhau và không công bố bất kỳ điều gì cho đến ngày cuối cùng.

Trong nhiều tháng liền việc bảo mật thông tin cũng diễn ra hết sức gắt gao, tất cả các thành viên đều tuân thủ nguyên tắc không mở máy tính ở chỗ đông người, không sử dụng kết nối wifi công cộng và một khi bị mất điện thoại người mất cần phải báo ngay cho cả nhóm.

Các biện pháp bảo mật tỏ ra khá hiệu quả khi dự án đã kết thúc trước đó một tuần các quan chức Nga mới bắt đầu liên lạc với một phóng viên trong nhóm và lên án việc ICIJ đã trở thành cánh tay phải của chính phủ Mỹ.

Với tiếng vang lớn mà Hồ sơ Panama làm được những ngày qua, Obermaier cho biết công sức thuộc về sự nỗ lực của tất cả mọi người trong dự án: Chúng tôi sẽ không thể thành công nếu chỉ làm một mình mà không kết hợp lại với nhau".

Trong tuyên bố gần đây ông Mark Toner, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận rằng chính phủ Mỹ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tài trợ cho các nhà báo để điều tra thông tin của Hồ sơ Panama.

Wikileaks cũng khẳng định vụ bê bối “Hồ sơ Panama” được dàn dựng bởi Trung tâm nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức của Mỹ (OCCRP), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quỹ Soros và do chính phủ Mỹ đạo diễn.

Minh Vũ

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.