(Ngày Nay) - Hướng tới kỷ niệm Ngày truyền thống ngành lưu trữ Việt Nam (3/1/1946-3/1/2024), đồng thời với mong muốn kết nối chặt chẽ hơn nữa giới trẻ với tài liệu lưu trữ và di sản, sáng 27/12 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Di sản với giới trẻ”.
Tọa đàm có sự tham gia của nhiều khách mời là chuyên gia trong các lĩnh vực lưu trữ, giáo dục, quản lý di sản, truyền thông… Đây là diễn đàn để chia sẻ rộng rãi các quan điểm, góc nhìn về tài liệu lưu trữ nói chung và di sản tư liệu thế giới nói riêng.
Theo Ban tổ chức, Tuyên ngôn quốc tế về tài liệu lưu trữ, được thông qua tại phiên họp thứ 36, Hội nghị toàn thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) năm 2011, đã ghi nhận vai trò của tài liệu lưu trữ trong việc cung cấp bằng chứng xác thực về mọi mặt hoạt động, đảm bảo nền hành chính minh bạch. Đảng và Nhà nước ta cũng khẳng định “Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý nhiều phông và khối tài liệu, tư liệu đặc biệt quý hiếm, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã tích cực thực hiện các hoạt động nhằm giới thiệu rộng rãi các di sản tư liệu quý giá đến với đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
Gần đây nhất là sự kiện trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại”. Đây là hệ thống các tài liệu hành chính gốc duy nhất ở Việt Nam và thuộc số ít trên thế giới còn lưu được bút tích phê duyệt trực tiếp của các hoàng đế trên văn bản. Với những giá trị đặc biệt về nội dung và hình thức, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới…
Các ý kiến đóng góp tại Tọa đàm đã gợi mở nhiều giải pháp và định hướng hợp tác vì mục đích chung nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và di sản tư liệu.
Tại tọa đàm, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Trần Thị Mai Hương đã chia sẻ những chương trình mà nhiều năm qua Trung tâm đã thực hiện để nhằm mục đích “đánh thức” di sản, đồng thời lan tỏa và phát huy giá trị của di sản đến đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đánh giá, di sản tư liệu là một trong những loại hình di sản quan trọng của quốc gia do các thế hệ cha ông để lại. Tuy nhiên, không giống với các loại hình di sản khác, di sản tư liệu luôn có tính chất và đặc điểm riêng biệt và thường là các loại tài liệu lưu trữ mang tính chất ghi chép thông tin, ký ức nên công chúng ít được biết đến và ít được tiếp cận hơn các di sản khác. Đặc biệt là giới trẻ càng ít có cơ hội để tiếp cận, tìm hiểu loại hình di sản này hơn. Do đó, ngành lưu trữ nói chung và Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đang nỗ lực nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức, phương pháp phổ biến và gần gũi để công chúng hóa các tài liệu lưu trữ nhằm giúp cho giới trẻ dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu góp phần nâng cao kiến thức về lịch sử, đồng thời nâng cao giá trị của di sản tài liệu quốc gia và lan tỏa rộng rãi hơn nữa các giá trị này đến với công chúng trong nước và trên thế giới.
Làm rõ hơn về tầm quan trọng của di sản tư liệu cũng như tầm quan trọng của việc giới trẻ biết đến loại hình di sản này, bà Nguyễn Thu Hoài cho rằng, di sản tư liệu đa phần xuất phát từ nguồn tài liệu lưu trữ. Đó là các ký ức của nhân loại và của Việt Nam qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn lịch sử. Thậm chí có nhiều di sản tài liệu là những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ và các vấn đề lịch sử quan trọng khác của một quốc gia. Do vậy, giá trị của các di sản tài liệu này vô cùng lớn. Để giới trẻ biết đến những giá trị to lớn này, đòi hỏi ngành lưu trữ phải tiếp tục không ngừng nghiên cứu, tìm ra các phương pháp mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại nhằm công chúng hóa, phát huy tối đa giá trị của các di sản tài liệu đang được bảo quản hiện nay.
Tọa đàm cũng là một trong những nỗ lực nhằm kết nối chặt chẽ hơn nữa giới trẻ với tài liệu lưu trữ và di sản.
(Ngày Nay) - Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá tại các làng nghề của Hà Nội, mở ra cơ hội, hướng phát triển mới, hội nhập sâu rộng với thế giới cho làng nghề Bát Tràng.
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
(Ngày Nay) - Thời điểm cuối tháng 10 cũng là lúc trên khắp các triền núi, thửa ruộng bậc thang của vùng đất xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bắt đầu khoác lên mình tấm áo vàng óng của mùa lúa chín.
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
(Ngày Nay) - Hàn Quốc có thể sớm gia nhập danh sách ngày càng dài các quốc gia cấm điện thoại di động trong lớp học, vì chính sách này đang nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng từ giáo viên, phụ huynh và chính trị gia tại đây.
(Ngày Nay) - 3 lý do chính có thể dẫn đến thất bại của bà Harris: sự suy giảm ủng hộ từ cử tri truyền thống, thiếu sự chuẩn bị cho cuộc đua cấp quốc gia và thiếu thông điệp rõ ràng.
(Ngày Nay) - Công ty khởi nghiệp Heliospect Genomics của Mỹ đang tính phí các bậc cha mẹ giàu có lên tới 50.000 USD cho dịch vụ sàng lọc IQ và các đặc điểm mong muốn khác của phôi thai.
(Ngày Nay) - Sáng 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
(Ngày Nay) - Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững có chủ đề “Lên tiếng cho mai sau” đã bế mạc chiều 3/11 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).