Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA

(Ngày Nay) - Ngày 18/9/2020, triển lãm "Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây" đã được khai mạc tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), giới thiệu các tác phẩm thị giác của hoạ sĩ Nguyễn Đức Phương và phần trình diễn âm nhạc của nhóm Đàn Đó. 
Tác phẩm "Đàn Đó 9" của hoạ sĩ Nguyễn Đức Phương.
Tác phẩm "Đàn Đó 9" của hoạ sĩ Nguyễn Đức Phương.

Được thành lập vào năm 2012, nhóm Đàn Đó gồm 5 thành viên là các nghệ sĩ Đinh Anh Tuấn, Nguyễn Quang Sự, Trần Kim Ngọc, Nguyễn Đức Minh và hoạ sĩ Nguyễn Đức Phương. Nhóm tự dựng nên một xưởng làm việc ở Gia Lâm và tìm tòi, nghiên cứu, phát triển một bộ nhạc cụ chủ yếu làm từ tre - chất liệu quen thuộc trong âm nhạc cũng như đời sống tại các nước Đông Nam Á.

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 1

Từ trái qua phải: Đinh Anh Tuấn, Nguyễn Đức Phương, Nguyễn Quang Sự, Nguyễn Đức Minh, Trần Kim Ngọc.

Triển lãm "Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây" trưng bày 22 tác phẩm thị giác do hoạ sĩ Nguyễn Đức Phương thể hiện, cùng với tiết mục mở màn đặc biệt do Đàn Đó đảm nhiệm.

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 2

Các nghệ sĩ đang chuẩn bị sân khấu và đạo cụ cho màn khai mạc.

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 3

Tiết mục mở màn với những nhạc cụ được làm từ tre của Đàn Đó. Đã hoạt động cùng nhau được hơn 8 năm, các thành viên phối hợp rất nhịp nhàng và ăn ý.

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 4

Cả 4 nghệ sĩ đều rất nhập tâm và say mê với phần trình diễn của mình. Âm thanh mộc mạc của những nhạc cụ làm từ tre mang đến cho khán giả cảm giác bình yên, thư thái.

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 5

"Nếu không có sự ủng hộ từ gia đình, sẽ rất khó khăn để Đàn Đó giữ lửa với đam mê của mình," nghệ sĩ Nguyễn Đức Minh cho biết sau khi kết thúc màn trình diễn.

Ban đầu, nhóm Đàn Đó chỉ có 4 thành viên là Anh Tuấn, Đức Minh, Quang Sự và Kim Ngọc. Sau một thời gian hoạt động, nhóm quyết định thử sức với các thứ nghiệm về chuyển động và hình thể, kết hợp cùng với nhạc cụ để tạo nên những màn dàn dựng sân khấu đa dạng. Trong giai đoạn này, Nguyễn Đức Phương trở thành thành viên thứ năm của nhóm. 

Anh Phương là người ghi chép lại công việc của nhóm thông qua tranh vẽ. Tinh thần khoáng đạt, hồn nhiên, dí dỏm của các thành viên đàn đó được khắc hoạ sinh động qua bàn tay của Nguyễn Đức Phương. Điểm độc đáo ở các tác phẩm là việc anh sử dụng chất liệu đất để vẽ trên toan. Ở tranh Đức Phương, chất liệu chính là nội dung: Đất là Người, Người là Đất. Tại triển lãm, các bức tranh đất trên toan của hoạ sĩ Phương thu hút được nhiều sự chú ý của người xem.

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 6

"Đàn Đó 10" - một trong 22 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm của hoạ sĩ Nguyễn Đức Phương.

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 7

Cảnh các thành viên Đàn Đó đang nô đùa cùng nhau rất hồn nhiên được thể hiện qua bức "Đàn Đó 11".

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 8

Một vị khách đang say mê thưởng lãm vẻ đẹp của bức "Đàn Đó 6".

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 9

Hai bạn trẻ đang hào hứng bình luận về tác phẩm "Hệ Ký Hoạ" - các ghi chép trực diện đầy cảm xúc của Đức Phương về những khoảnh khắc các thành viên Đàn Đó lao động.

Khai mạc triển lãm ‘Đó Là Ở Đâu - Đó Là Ở Đây’ tại VCCA ảnh 10

Chùm 3 tác phẩm "Đàn Đó 14", "Đàn Đó 15" và "Đàn Đó 16" đang thu hút sự chú ý của một du khách nước ngoài.

Công trình Tháp Bảo Tích do sư thầy Thích Hồng Danh làm tổng chỉ huy xây dựng trong suốt 5 năm (Ảnh; Hương Trà).
Chiêm ngưỡng ngôi chùa 'kết' từ vỏ sò, san hô
(Ngày Nay) -  Không chỉ là điểm đến tâm linh của người dân địa phương, chùa Từ Vân (nằm tại Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa) còn trở thành điểm đến “hút” khách thập phương bởi kiến trúc độc lạ, được xây dựng hoàn toàn từ vỏ ốc, san hô.
Người thợ đưa lá tàu hũ ky lên giàn phơi.
'Giữ lửa' làng nghề làm tàu hũ ky trăm tuổi ở Vĩnh Long
(Ngày Nay) - Làng nghề làm tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã hình thành và phát triển khoảng 100 năm qua. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, bằng kinh nghiệm và tình yêu nghề, các nghệ nhân đã gìn giữ, trao truyền nghề cho con cháu.