Khám phá ra loại thuốc ăn kiêng khiến muỗi ngưng hút máu người

(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới, bằng cách cho muỗi dùng thuốc ăn kiêng, có thể ngăn chặn chúng đốt con người và lây lan các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Khám phá ra loại thuốc ăn kiêng khiến muỗi ngưng hút máu người

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng muỗi cái, loài vật truyền các vi khuẩn giết chết hàng triệu người mỗi năm, sẽ mất hứng thú với máu người nếu sự thèm ăn của chúng bị ức chế bởi hóa chất.

Nghiên cứu, vẫn còn trong giai đoạn đầu, đã được công bố trên tạp chí Cell cho biết rằng bằng cách điều khiển các hormone khiến muỗi không còn cảm thấy đói, ham muốn hút máu của loài côn trùng này có thể được thỏa mãn.

"Chúng tôi rất ấn tượng và ngạc nhiên khi các loại thuốc được thiết kế để tác động đến sự thèm ăn của con người lại có tác dụng hoàn hảo để ngăn chặn sự thèm ăn của loài muỗi", bà Leslie Vosshall - tác giả của nghiên cứu, tuyên bố.

Các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm trên muỗi cái Aedes aegypti, luôn cần máu người để hấp thụ protein giúp tạo ra trứng. Loài này chịu trách nhiệm truyền nhiễm các bệnh như sốt vàng da, sốt xuất huyết và virus Zika.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một khi những con muỗi này hút máu người và trở nên đầy hơi, sức hấp dẫn của con người đối với chúng sẽ giảm trong vài ngày.

"Nó giống như bữa tối cuối cùng trong lễ Tạ ơn vậy", bà Laura Duvall - đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Rockefeller ở thành phố New York đã nhắm mục tiêu nghiên cứu của họ vào các hormone neuropeptide Y (NPY), giúp điều chỉnh lượng thức ăn ở người.

Các nhà khoa học đã cho muỗi uống dung dịch muối chứa các loại thuốc do ngành công nghiệp dược phẩm phát triển để kích hoạt và gây ức chế các hormone NPY và nhận thấy sự thèm ăn và sức hấp dẫn của máu người đối với các con muỗi này đã giảm mạnh.

Họ đã đo lường điều này bằng cách treo lên một chiếc tất nylon mà nhà nghiên cứu Duvall đã mặc trước đó đủ lâu để mùi cơ thể được hấp thụ và quan sát xem những con muỗi có bay về phía đó không. Họ cũng đã thử nghiệm đối với chuột để xem liệu chúng có cắn một vật chủ sống hay không.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm tất cả 49 hormone NPY ở muỗi bằng các loại thuốc để xác định loại nào chịu trách nhiệm kiểm soát sự thèm ăn. Họ cũng đã tiến hành thử nghiệm rộng rãi trên hàng ngàn hợp chất để xác định loại nào có thể nhắm trực tiếp vào muỗi hơn là có tác động đến con người.

Ông James Logan - trưởng bộ phận kiểm soát dịch bệnh tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh  London, đã mô tả khám phá mới đầy tiềm năng này rất "thú vị và hấp dẫn".

"Một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng tôi gặp phải khi kiểm soát các bệnh do muỗi truyền nhiễm là sự kháng thuốc của chúng đối với thuốc trừ sâu", ông Logan nói.

"Một hợp chất với chế độ mới lạ ngăn chặn việc hút máu của muỗi có thể hữu ích nếu nó hiệu quả, khả thi về mặt logic và bền vững trong điều kiện đồng ruộng. Tuy nhiên, có rất nhiều việc phải làm trước khi điều này có thể được triển khai trong lĩnh vực này", ông Logan chỉ ra.

Cựu giáo sư về côn trùng học y tế Paul Reiter tại Viện Pasteur cho rằng phương pháp mới này rất "hấp dẫn".

Ông Reiter lưu ý rằng những ý tưởng mới về cách ngăn chặn muỗi đốt là rất cần thiết, vì các nhà khoa học hiện đang tỏ ra "vô dụng" trong việc ngăn chặn sự lây lan các căn bệnh như sốt xuất huyết. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng các phương pháp cho muỗi hấp thụ thuốc "không quá dễ dàng", nhưng cho rằng dùng "mồi đường" có thể là một giải pháp.

Ông Leo Braack - chuyên gia kiểm soát cao cấp từ tổ chức chống sốt rét Malaria Consortium, nói rằng những phát hiện này "đại diện cho một hướng đi mới để can thiệp vào sự tiếp xúc giữa muỗi mang mầm bệnh và vật chủ là con người" và "nhân loại cần khẩn cấp tìm ra các công cụ mới để ngăn chặn làn sóng muỗi gây nhiễm trùng đang nổi lên".

Chuyên gia Braack nói thêm rằng "vẫn còn nhiều điều cần được làm rõ và cần nghiên cứu thêm.

"Ví dụ, làm thế nào những con muỗi với khả năng hấp thụ đã suy giảm cạnh tranh lại với những con ngoài tự nhiên trong việc sản xuất trứng và duy trì nòi giống?", ông Braack chỉ ra.

Các nhà khoa học nghiên cứu cũng lưu ý rằng nghiên cứu ban đầu có thể cung cấp một "phương pháp mới để kiểm soát truyền nhiễm bệnh, những vẫn còn hạn chế".

Trong khi các nhà nghiên cứu biết loại thuốc nào kích hoạt hormone NPY của muỗi trong phòng thí nghiệm, họ không chắc chắn loại hormone tự nhiên nào có trong tự nhiên, bà Duvall nói. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã giải mã được một danh sách gồm 9 loại NPY tiềm năng.

Các nhà khoa học cũng phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn để xác định nơi các hormone được tạo ra trong muỗi và làm thế nào chúng có thể được kích hoạt tự nhiên. Một kỹ thuật cũng cần được phát triển để chuyển thành công thuốc vào muỗi trong tự nhiên.

Theo CNN
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.