Ánh sáng mặt trời có nhanh chóng tiêu diệt SARS-CoV-2 không?

(Ngày Nay) - Ánh sáng mặt trời liệu có nhanh chóng tiêu diệt virus corona như quan điểm của chính phủ Mỹ hay không, một số nhà khoa học đang kêu gọi người dân thận trọng trước khi có thêm bằng chứng cụ thể.
Ánh sáng mặt trời có nhanh chóng tiêu diệt SARS-CoV-2 không?

Một quan chức của Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã công bố bản thuyết trình cho thấy sự giảm đáng kể khả năng sống sót của virus SARS-CoV-2 dưới tia nắng mặt trời.

Nhưng bài thuyết trình này không có thêm thông tin chi tiết về cách nghiên cứu được thực hiện đã khiến một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ.

"Có vẻ như ai đó đã thử nghiệm ở đâu đó", ông Benjamin Neuman, chuyên gia từ trường Texas A & M-Texarkana, cho biết. "Sẽ thật tốt khi biết thử nghiệm này đã được thực hiện như thế nào."

William Bryan, quan chức Mỹ đã trình bày phát hiện nêu trên, nói với báo giới rằng thí nghiệm đã được thực hiện tại Trung tâm phân tích và biện pháp đối phó sinh học quốc gia ở Maryland.

Trên bề mặt thép không gỉ dưới ánh sáng mặt trời, virus SARS-CoV-2 co lại một nửa chỉ trong hai phút ở nhiệt độ 21 đến 24 độ C và độ ẩm 80% , so với 6 giờ trong bóng tối.

Khi virus lơ lửng trong không khí, thời gian bị phân hủy của nó trong ánh sáng mặt trời chỉ là một phút rưỡi khi nhiệt độ ở mức 21 đến 24 độ C với độ ẩm 20%, trái ngược với 1 giờ trong bóng tối.

Ngoài các kết quả trên, cho đến nay có rất ít chi tiết về thí nghiệm của các quan chức Mỹ, khiến nhiều chuyên gia không thể xác nhận kết quả một cách độc lập.

"Là một nhà khoa học, tất nhiên tôi muốn thấy một nghiên cứu thực tế và những con số thực tế", nhà dịch tễ học virus Chris von Csefalvay nói với AFP.

Chúng ta đều biết rằng bức xạ mặt trời có hiệu quả trong việc xử lý một số mầm bệnh nhất định.

Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị người dân ở các nước đang phát triển có thể bỏ nước máy trong chai nhựa và để dưới ánh mặt trời trong 5 giờ trước khi có thể uống được.

Nhưng không phải tất cả các vi khuẩn phản ứng theo cùng một cách.

Ánh sáng mặt trời trong thực tế có chứa các loại bức xạ tia cực tím khác nhau, được phân loại theo bước sóng của chúng.

Nói rộng hơn, những thứ này có thể được phân loại thành UVA, khiến da bị sạm và lão hóa; UVB, có hại hơn một chút khi dùng liều cao và có thể gây bỏng và ung thư, và UVC, là loại nguy hiểm nhất.

Hầu hết ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển của chúng ta là UVA trong khi UVC được lọc hoàn toàn.

Một nghiên cứu năm 2004 về SARS đã phát hiện ra rằng ánh sáng UVA "không ảnh hưởng đến khả năng sống của virus, bất kể thời gian phơi nhiễm".

Ánh sáng UVC, thường được sử dụng để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện và thậm chí là xe buýt ở Trung Quốc có thể vô hiệu hóa hoàn toàn virus trong vòng 15 phút.

Hoàn toàn có khả năng virus SARS-CoV-2 dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời thường xuyên hơn so với virus SARS.

Tất cả những điều này chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu thêm. Nhưng có một điều rõ ràng: đề nghị của Tổng thống Trump rằng tia UV có thể được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19 là phi thực tế.

Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia cho biết: "Hiện tại không có cách nào để sử dụng tia cực tím để chiếu xạ bên trong cơ thể.

Theo AFP
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.