Bắt gặp đàn khỉ đột hiếm có tại Nigeria

(Ngày Nay) - Các hình ảnh hiếm hoi của một đàn khỉ thuộc một trong những phân loài khỉ đột có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới cho thấy số lượng của chúng có thể phục hồi sau nhiều thập kỷ bị đe dọa, các nhà bảo tồn ở Nigeria cho biết.
Đàn khỉ đột sông Cross bất ngờ xuất hiện trên camera. Ảnh: AP
Đàn khỉ đột sông Cross bất ngờ xuất hiện trên camera. Ảnh: AP

Bảy con khỉ đột sông Cross bao gồm cả con non đã được camera ghi hình lại tại vùng núi Mbe ở phía đông nam Nigeria, theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS).

Loài khỉ đột này hiếm khi được nhìn thấy và được cho là cực kỳ cảnh giác với con người do trong quá khứ từng nhiều lần đụng độ với con người. Chúng thường cư trú trong các địa hình sâu nhất, khó tiếp cận nhất.

Từng được cho là tuyệt chủng sau nhiều thập kỷ nạn săn trộm diễn ra tràn lan, khỉ đột sông Cross được tái phát hiện vào những năm 1980. Các nhà bảo tồn tin rằng có khoảng 100 con khỉ đột ở Nigeria và 300 con khác sống trên một khu rừng núi rộng 12.000 km2 trải dài qua biên giới giáp Cameroon.

Bắt gặp đàn khỉ đột hiếm có tại Nigeria ảnh 1

Một con khỉ đột sông Cross đực trưởng thành. Ảnh: AP

"Những hình ảnh này là dấu hiệu rõ ràng nhất về sự hồi sinh dần dần của loài khỉ đột sông Cross", Inaoyom Imong, giám đốc dự án WCS Nigeria cho biết. "Thật là thú vị khi thấy rất nhiều con khỉ đột trẻ tuổi, đây là một dấu hiệu đáng khích lệ rằng loài này hiện được bảo vệ tốt và sinh sản thành công sau nhiều thập kỷ bị săn bắn".

Dù đàn khỉ này sinh sống trong các khu vực hiểm trở, Imong cho rằng công việc bảo tồn vẫn phải được ưu tiên. "Dù các thợ săn trong khu vực có thể không còn nhắm mục tiêu vào khỉ đột, mối đe dọa đối với chúng vẫn còn, và chúng ta cần tiếp tục nâng cao hiệu quả của các nỗ lực bảo vệ", Imong nói.

Một nhóm gồm 16 kiểm lâm từ các cộng đồng địa phương xung quanh nhận nhiệm vụ tuần tra hàng ngày tại khu bảo tồn để bảo vệ khỉ đột và các động vật hoang dã khác.

Các nhà bảo tồn sẽ theo dõi hoạt động của khỉ đột bằng cách xác định nơi trú ẩn, đường mòn đi lại và nguồn thức ăn của chúng.

Otu Bernard Eban, người đứng đầu bộ tộc Abo tại khu vực, cho biết nghèo đói, thiếu nhận thức đã khiến nhiều người chọn cách săn bắn động vật làm sinh kế.

Chứng kiến những hình ảnh mới nhất về đàn khỉ đột, ông Eban kêu gọi các nhà chức trách tăng cường hơn nữa luật pháp địa phương để bảo vệ loài khỉ đột sông Cross ở vùng núi Mbe.

Theo The Guardian
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.