Phát hiện 'quái vật không thể tồn tại' ngay trong thiên hà chứa trái đất

Các nhà khoa học vừa xác định được một vật thể dị thường nặng gấp 68 lần mặt trời lang thang trong chòm Song Tử: một lỗ đen "quái vật" đánh đổ mọi lý thuyết thiên văn.
Ảnh đồ họa mô tả hệ nhị phân kỳ dị vừa được phát hiện - ảnh: Jingchuan Yu
Ảnh đồ họa mô tả hệ nhị phân kỳ dị vừa được phát hiện - ảnh: Jingchuan Yu

Sử dụng dữ liệu từ 2 hệ thống quan sát thiên văn hiện đại LIGO (Mỹ) và Virgo (Ý), một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã phát hiện ra một lỗ đen khổng lồ trong chòm sao Song Tử. Điều lạ lùng nhất là nó có nguồn gốc từ một ngôi sao chết, nhưng tiến sĩ Jifeng Liu từ Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết các lý thuyết thiên văn đã được chứng minh, môi trường thiên hà Milky Way chứa trái đất không cho phép bất kỳ ngôi sao nào sinh ra được lỗ đen khổng lồ đến thế.

Lỗ đen này còn có một người bạn đồng hành kỳ dị: một ngôi sao khổng lồ đang… quay quanh nó. Cặp đôi tạo thành thứ được đặt tên là "hệ nhị phân lỗ đen – sao LB-1". Lỗ đen thuộc dạng "quái vật" này nặng gấp 68 lần mặt trời của chúng ta.

Nếu như nó sinh ra từ một ngôi sao chết thì ngôi sao đó phải lớn một cách không tưởng. Thế nhưng những ngôi sao rất lớn trong Milky Way đều có các thành phần hóa học đặc trưng khiến nó phải thải ra hầu hết khí khi gần đến cuối đời. Chúng sẽ tạo ra những cơn gió sao mạnh mẽ rồi tan biến hoàn toàn trong không gian, không sụp đổ thành lỗ đen.

Những lỗ đen nguồn gốc sao chết lớn nhất có thể được sinh ra trong thiên hà chứa trái đất nhỏ hơn rất nhiều với "quái vật không thể tồn tại" nói trên. Theo tiến sĩ Jorge Casares từ Viện nghiên cứu Astruto de Astrofísica de Canarias (Tây Ban Nha), một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, các lỗ đen dạng đó trong Milky Way chỉ có thể nặng 5-15 lần khối lượng mặt trời.

Ngôi sao đồng hành của lỗ đen "quái vật" này là một "ngôi sao siêu phàm" loại B, nặng hơn mặt trời đến 8,2 lần, kích thước gấp 9 lần.

Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện về "quái vật không thể tồn tại" cách chúng ta 13.800 năm ánh sáng này buộc các nhà khoa học phải xem lại nhiều lý thuyết và mô hình thiên văn tưởng chừng đã được chứng minh trước đây.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Theo Người Lao động
TIN LIÊN QUAN
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển, điều kiện cần thiết để sự sống có thể tồn tại, tuy nhiên bề mặt của hành tinh này lại được bao phủ bởi đá magma nóng chảy.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
NASA lùi thời điểm dự kiến phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo thời điểm phóng tàu con thoi Starliner do Boeing chế tạo thực hiện chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên được lùi đến sớm nhất là ngày 17/5, do sự cố kỹ thuật liên quan van điều áp trên tên lửa đẩy.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bà H. với thời gian kéo dài gấp 4 lần so với cuộc phẫu thuật thông thường. Ảnh: BV
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
(Ngày Nay) -  Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đảm bảo điều kiện chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường về thi, tuyển sinh và đào tạo. Ảnh: CC
Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ nếu đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng, thì vẫn được sử dụng bình thường
(Ngày Nay) -  Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản tư liệu theo điều ước quốc tế
(Ngày Nay) - Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm kiến tạo hành lang pháp lý để gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản trở thành tài sản, coi đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.