Không để biến đổi khí hậu vượt qua 'điểm tới hạn'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Một nghiên cứu mới cho thấy Trái đất ngày càng ấm lên, thời gian để ngăn chặn “Điểm tới hạn” - nghĩa là điểm không thể cứu vãn nổi của biến đổi khí hậu ngày càng đòi hỏi nhân loại phải gấp gáp.
Không để biến đổi khí hậu vượt qua 'điểm tới hạn'

Đề cập đến tình trạng khẩn cấp về khí hậu, thuật ngữ “điểm tới hạn” được các chuyên gia sử dụng ngày càng nhiều khi tác động của xả thải khí tạo thành hiệu ứng nhà kính ngày càng rõ ràng hơn.

Trong bối cảnh hiện nay, điểm tới hạn là thời điểm mà một hệ thống tự nhiên, dù khí hậu, đại dương, sinh thái... bị thay đổi đến mức không thể đảo ngược, ngay cả khi con người không tiếp tục thải lượng khí thải carbon và thực hiện các hành vi tàn phá môi trường vào hệ thống tự nhiên. Lấy ví dụ, nạn phá rừng mưa Amazon, các nhà khoa học cho rằng có thể gần đạt đến điểm mà sự tái sinh tự nhiên của rừng mưa trở nên không thể. Rừng mưa Amazon sẽ dần biến mất, ngay cả khi nạn phá rừng của con người đã dừng lại.

Một ví dụ khác là sự tan ra nhanh chóng của băng biển Bắc Cực. Nếu nhân loại không nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu, sẽ đến thời điểm trong tương lai gần, những dòng hải lưu trên đại dương hấp thụ nhiều nhiệt của môi trường khi chảy qua các vùng nước không có băng làm ấm vùng Bắc Cực, gây tan chảy nhiều băng biển hơn, nhiều vùng biển sẽ không còn băng nhiều hơn nữa cho đến thời điểm không thể đảo ngược và hủy diệt toàn bộ băng Bắc Cực.

Những thay đổi mạnh mẽ như vậy gây nên hàng loạt tác động môi trường có hậu quả khốc liệt và lâu dài, vượt ra ngoài sự hiểu biết và kinh nghiệm của con người. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học Anh nhận định, những ngưỡng này có thể “tạm thời vượt quá” mà không gây ra thiệt hại không thể phục hồi, miễn là con người hành động nhanh chóng để ngăn chặn.

Giám đốc Viện Hệ thống Toàn cầu thuộc Đại học Exeter, Tim Lenton và Phó giám đốc đơn vị COP 26 của Văn phòng Chính phủ Vương quốc Anh, Simon Sharpe đã xác định các điểm giới hạn trong sự phát triển của xã hội, có thể đưa đến việc cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon gây ô nhiễm môi trường.

Giáo sư Lenton nhận định: “Ngành điện cần phải khử cacbon nhanh hơn bốn lần so với tốc độ hiện tại, đồng thời tốc độ chuyển đổi sang các phương tiện không xả thải cần tăng gấp đôi. Nhiều người đang đặt câu hỏi liệu nỗ lực này có thể đạt được hay không? Hy vọng nằm ở chỗ các điểm cực hạn của nỗ lực này có thể châm ngòi cho sự thay đổi nhanh chóng thông qua những hệ thống kinh tế - kỹ thuật phức tạp”.

Thực tế, điều quan trọng nhất là điểm tới hạn làm thay đổi cơ bản sự biến đổi khí hậu dưới tác động của các yếu tố kinh tế chỉ có thể được ngăn chặn nếu có sự can thiệp mạnh mẽ về mặt chính sách. Các nhà khoa học đang kêu gọi các quốc gia cùng phối hợp về chính sách để thực hiện những biến chuyển thực sự mang tầm quốc tế.

“Nếu một trong những nỗ lực này - về năng lượng hoặc giao thông vận tải thành công ở một quốc gia như Vương quốc Anh, nó sẽ nâng cao nhận thức của thế giới về vấn đề này và đem lại tiềm năng hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu” - Giáo sư Lenton kết luận.

Trước đây, hồi năm 2015, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã thành lập Thỏa thuận Paris, với mục đích giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C. Đến nay, các nhà nghiên cứu cho biết với tốc độ ấm lên như hiện nay, việc chạm đến mức này gần như không thể tránh khỏi. Giáo sư Hannah Cloke, một nhà nghiên cứu về các hiểm họa tự nhiên tại Đại học Reading cho biết: “Hành động để làm chậm và đảo ngược sự nóng lên toàn cầu là một điều đáng quý nhưng chúng ta cần cẩn trọng trong mọi hành động. Theo định nghĩa, một khi đã vượt qua điểm tới hạn thì sẽ không thể quay trở lại. Điều mà nghiên cứu này muốn đề cập là là bằng cách hành động nhanh chóng, con người mới có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu, tránh vượt qua ngưỡng không thể quay lại được”.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.