Không thể tách quyền tham quan của người bản địa

Người dân địa phương ở đâu trong những kế hoạch đầu tư, đó là câu hỏi không chỉ đau đầu ở nhiều trung tâm du lịch lớn, nhiều không gian văn hóa danh tiếng ở tầm quốc gia, quốc tế.
Không thể tách quyền tham quan của người bản địa

Chỗ nào cho dân sở tại?

“Thu nhập ở đây thất thường. Mùa mưa có khi chẳng được đồng nào, mùa nắng trừ đi các khoản cũng được 100-150 nghìn một ngày”, anh Việt, một thợ chụp ảnh lâu năm trên đỉnh Bà Nà - Đà Nẵng tâm sự. Với mức thu nhập trung bình 3-3,5 triệu đồng/ tháng, nếu không có được thẻ ưu tiên, hẳn người dân Đà Nẵng gốc này sẽ không lên đây du lịch khi mức giá cáp treo đã là 350 nghìn đồng/ người. Điều này trái ngược với thời còn đường bộ, khi ấy anh Việt vẫn thường xuyên lái xe gần một tiếng đồng hồ để lên đỉnh Bà Nà.

Không thể tách quyền tham quan của người bản địa - anh 1

Chị Ngô Thị Hồng về làm dâu Mèo Vạc (Hà Giang) đã gần chục năm có lẻ. Sống ngay thị trấn Tam Sơn, dưới chân núi Cô Tiên Quản Bạ nhưng chị chưa từng biết đến vùng cao nguyên đá, chưa từng biết hoa tam giác mạch, phố cổ Đồng Văn, những nơi chỉ cách chỗ chị ở chừng gần một giờ lái xe.

Ngoài những lý do về đời sống, còn một lý do rất cơ bản là BQL công viên địa chất cao nguyên đá dù tiến hành nhiều cuộc tuyên truyền, quảng bá di sản trên khắp cả nước, không hề có hành động xúc tiến ngay tại chính địa phương mình. Sắp tới, theo quy hoạch tổng thể Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (đã được phê duyệt từ năm 2013), sẽ là một cuộc xây dựng đại quy mô trên khắp các huyện có di sản, người dân sẽ càng bị tách xa. Một ví dụ khác là Sa Pa (Lào Cai), với hàng loạt các công trình, các ưu đãi cho doanh nghiệp, người Lào Cai nói riêng và Sa Pa nói chung hầu như không có một sự ưu tiên nào khi tham quan các điểm du lịch tại đây.

Ưu tiên ở đâu?

Không phải đợi đến khi báo chí đưa tin về việc hạn chế đường bộ lên đỉnh Bà Nà, đã từ lâu con đường lên đỉnh núi gần như vắng bóng người dân. Trước đây, ngay cả khi đã khánh thành tuyến cáp treo, con đường với 12 khúc cua này vẫn là lựa chọn cho một số người thích trekking, thích du lịch mạo hiểm, và những người dân đi lại trong ngày để lên lễ chùa Linh Ứng, tham quan đỉnh Bà Nà.

Tuy nhiên hiện nay, chất lượng đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường gần như bị cày xới ngay tại những khúc cua gắt, không bảo đảm an toàn cho xe cộ khi lên dốc cao. Ngay đoạn đầu đường lên, ngoài công trường xây dựng một sân golf còn là điểm tập kết của một bãi rác lớn. Hiện tại chỉ còn các xe tải chở vật liệu đi lại.

Không thể tách quyền tham quan của người bản địa - anh 2

Chị Vũ Hồng Ngọc, một người dân Đà Nẵng cho hay: “Trước khi có cáp treo thì người Quảng Nam Đà Nẵng còn hay lên đây, khi có cáp treo thì lượng khách tăng gấp trăm lần nhưng chủ yếu là dân Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, chứ dân địa phương không đi nữa”. Giá vé cáp treo lên đỉnh Bà Nà Hills hiện là 350 nghìn đồng cho người địa phương (500 nghìn đồng cho người ngoại tỉnh), không dễ để lên tham quan thường xuyên.

Một phật tử người TP Hồ Chí Minh bày tỏ: “Khi đưa đoàn phật tử các chùa miền Tây đến đây, dù đã có lời nhưng mỗi chúng tôi vẫn phải bỏ ra 500 ngàn đồng mua vé cáp treo, vì ô tô không thể lên được chùa theo đường bộ do đường đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Chi phí hành hương của chúng tôi vì thế đội lên rất nhiều”. Gần đây nhất, cuộc Tri ân người Quảng Nam Đà Nẵng với giá vé 150 nghìn đồng/ người mang màu sắc của một cuộc “kích cầu” nhiều hơn sự tri ân.

Hàng loạt di sản, sau khi có sự đầu tư, lượng khách tăng nhanh nhưng xa rời người dân, có thể kể đến Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang), Tràng An (Ninh Bình)… Rất nhiều nhà hoạch định, dường như không đặt vị trí cần phải ưu tiên chủ nhân gốc của di sản trong các kế hoạch lớn.

Đừng quên kích cầu tại địa phương

Không thể phủ nhận vai trò của việc đầu tư vào Bà Nà, biến vùng hoang sơ Bà Nà thành khu du lịch ăn khách và điển hình về sự thành công như hiện nay. Bà Nà Hills cũng mang lại cơ hội làm việc cho nhiều người dân địa phương. Những công ty du lịch đến Sa Pa cũng làm thay đổi bộ mặt phố núi, người địa phương có nhiều cơ hội làm hướng dẫn viên, làm porter các chuyến trekking.

Thế nhưng người ta dường như không có cơ hội để làm người quan sát ngay chính đất của họ. Việc tách người địa phương ra khỏi di sản mà họ làm chủ, vô hình chung tách đi của họ quyền lợi tham quan, mà còn làm mất đi những nhân tố tiếp thị tích cực cho chính di sản.

Không thể tách quyền tham quan của người bản địa - anh 3

Một số quốc gia Đông - Nam Á, khi làm du lịch có sự phân chia rất rõ ràng trong chính sách với người dân địa phương và khách du lịch. Tại Thái-lan, người Thái khi đến lễ chùa tại các điểm du lịch nổi tiếng đều được miễn phí, trong khi du khách phải trả một khoản tiền đáng kể mua vé. Tại khu du lịch Angkor Wat (Campuchia), người dân địa phương được miễn phí trong khi du khách mất tối thiếu 35 USD cho một lần vào thăm đền.

Tại Myanmar cũng áp dụng chính sách tương tự cho khu di tích Swedagon (Yangon) hay khu du lịch hồ Inle. Thực tế, khi hiểu rõ vì là nơi mình sống, chính những người dân ở đây lại trở thành những hướng dẫn viên du lịch không chuyên nhiệt tình - góp một phần không nhỏ để giữ chân du khách trên các điểm đến.

Hiện nay tại Việt Nam, chưa hề có chính sách tương tự để ưu đãi dành cho dân bản địa. Điều này giải thích cho việc chính người bản địa lại thường có xu hướng tìm đến các điểm du lịch khác.

Kích cầu du lịch nội địa, đôi khi chỉ là một vài chính sách nhỏ, rất tiếc, điều ấy thường bị lãng quên trong nước.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm

Cáp Treo Bà Nà lọt Top 10 cáp treo tuyệt vời nhất trên thế giới 2015

Khám phá hang động đá vôi 300 triệu năm Ngườm Ngao

Sơn Đoòng lọt Top 15 hang động huyền ảo nhất thế giới

Lễ cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Đăng Khoa)
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
(Ngày Nay) - Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu trong bối cảnh xung đột và thảm họa đang diễn ra trên toàn thế giới, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.