Kịch bản nào cho thị trường giá cả Việt Nam 2021?

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 tác động, làm suy giảm hoạt động sản xuất, kinh doanh, song kinh tế Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương, với GDP tăng 2,91% so với năm trước.

Bình ổn giá thịt lợn góp phần đảm bảo mặt bằng giá, kiểm soát lạm phát.
Bình ổn giá thịt lợn góp phần đảm bảo mặt bằng giá, kiểm soát lạm phát.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%. Đây là tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% và kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% mà Chính phủ đề ra cho năm 2021. "Kịch bản" nào cho thị trường giá cả Việt Nam năm 2021?

Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng bằng một loạt các giải pháp kịp thời, các cân đối kinh tế vĩ mô đã được đảm bảo. Công tác quản lý, điều hành giá đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thận trọng, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung, vừa đảm bảo mặt bằng giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhờ đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, thấp hơn so với mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay và cả năm 2021, có một số yếu tố tác động bất lợi đến tình hình giá cả như: Nhóm mặt hàng nhiên liệu, trong đó có xăng dầu diễn biến phức tạp, tăng giảm bất thường rất khó dự báo. Nhóm mặt hàng thiết yếu, trong đó có thịt lợn cũng khó ổn định giá nếu không kiểm soát được dịch bệnh. Nguồn cung thiếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường.

“Xem xét các yếu tố về thiên tai, địch họa để chúng ta có biện pháp phòng ngừa, chủ động hơn trong công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì mới điều hòa được cung cầu, trên cơ sở đó thì mới kiểm soát được lạm phát. Chúng tôi cũng kiến nghị các bộ, ngành với chức năng, nhiệm vụ tiếp tục bám sát tình hình giá cả thị trường để điều hành cụ thể” - ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

Chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long nhận định, năm 2021 vẫn rất khó đoán định. Do đó, công tác điều hành giá cần tiếp tục điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Chính sách tài khóa cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Cùng với đó là nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đối với những nhóm giải pháp mà Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đề ra cần được phối hợp thực hiện tốt ngay trong dịp Tết Nguyễn đán sắp tới.

“Trong năm, đặc biệt dịp Tết Nguyên đán, tốc độ tăng giá các mặt hàng rất cao và thất thường do nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, Chính phủ và các bộ ngành chức năng đã có những giải pháp cụ thể. Tôi nghĩ rằng, nếu thực hiện tốt, kiểm tra kịp thời thì trong quý 1 mà kiểm soát được thì sẽ làm tiền đề cho các quý sau để có thể thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát như mục tiêu Quốc hội đề ra” - TS Ngô Trí Long cho biết.

Ông Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, năm 2020, ngoài giá thịt lợn tăng cao, những bất cập trong việc ban hành những bộ sách giáo khoa đã ảnh hưởng xấu đến chỉ số giá tiêu dùng. Năm 2021, một số mặt hàng theo lộ trình sẽ được điều chỉnh. Kịch bản có tăng giá hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế-xã hội. Việc chủ động các giải pháp trong điều hành của Chính phủ cho phù hợp với tình hình thực tế là rất quan trọng để kiểm soát giá cả các mặt hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong năm nay.

“Lạm phát năm 2021 ngay ở thời điểm đầu năm sẽ ở mức thấp và sẽ tăng dần lên ở các tháng sau đến cuối năm. Định hướng của chúng ta khiến độ dốc của việc tăng CPI thấp xuống. Nếu như thời điểm đầu năm thấp thì cuối năm cũng chỉ lên mức trên 3%” - ông Lê Quốc Phương nói.

Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo, có hai kịch bản có thể xảy ra ảnh hưởng đến CPI của năm 2021. Kịch bản thứ nhất, khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, kinh tế thế giới dần phục hồi, giá thế giới sẽ tăng mạnh do tác động kép từ việc kinh tế phục hồi và do tác động của các gói kích cầu khổng lồ được các nước tung ra. Khi đó, mặt bằng giá Việt nam sẽ chịu sức ép tăng, nếu không có các biện pháp quyết liệt CPI bình quân có thể tăng từ 4 – 4,5%.

Kịch bản thứ hai, đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, kinh tế thế giới chưa phục hồi, giá thế giới không tăng mạnh dẫn đến mặt bằng giá tại Việt nam cũng khó tăng cao thì dự báo CPI bình quân cả năm khoảng 3,8 - 4%.

Theo VOV
Sinh viên Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội giải quyết bài toán doanh nghiệp tại cuộc thi "The Next Agency"
Sinh viên Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội giải quyết bài toán doanh nghiệp tại cuộc thi "The Next Agency"
(Ngày Nay) - Cuộc thi "The Next Agency” được tổ chức bởi Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội, là một sân chơi dành riêng cho các bạn sinh viên ngành Marketing, Digital Marketing và Thiết kế Đồ họa. Đây là một cuộc thi đặc biệt không chỉ giúp các bạn thử thách bản thân mà còn là cơ hội để thể hiện sự sáng tạo, học hỏi từ thực tế và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp trong ngành truyền thông marketing.
Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc
Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc
(Ngày Nay) -  Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.
NSƯT Đại Nghĩa (trái) vai Mã Văn Tài
Sân khấu Tết: Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài phiên bản hài hước
(Ngày Nay) - Chuyện tình yêu của chàng nho sinh Lương Sơn Bá và nàng kiều nữ giả trai Chúc Anh Đài là một bi kịch tình yêu lấy nước mắt khán giả nhiều thế hệ qua phim ảnh, cải lương. Trong mùa Tết 2025 này, Nhà hát kịch Idecaf dựng Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài ngoại truyện (tác giả Võ Trung Tín, đạo diễn Vũ Đình Toàn) với không khí vui nhộn phù hợp tâm lý đón Xuân.