Kiến nghị đưa lịch sử về huyện đảo Hoàng Sa vào bộ sách giáo khoa mới

Từ việc Đà Nẵng đã đưa kiến thức lịch sử huyện đảo Hoàng Sa vào giảng dạy cho học sinh, ngành chức năng kiến nghị cần đưa vào bộ sách giao khoa mới nội dung này để giảng dạy cho học sinh cả nước.
Tại hội thảo, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP.Đà Nẵng đã kiến nghị đưa kiến thức lịch sử Hoàng Sa vào bộ sách giáo khoa mới
Tại hội thảo, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP.Đà Nẵng đã kiến nghị đưa kiến thức lịch sử Hoàng Sa vào bộ sách giáo khoa mới

Tại hội thảo Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử cho giáo viên trên địa bàn TP.Đà Nẵng, do Hội Khoa học Lịch sử TP.Đà Nẵng tổ chức vào ngày 20.6, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP.Đà Nẵng đã kiến nghị đưa lịch sử về huyện đảo Hoàng Sa vào giảng dạy chính thức cho học sinh trong bộ sách giáo khoa mới

Trở thành kiến thức chung về lịch sử, địa lý cho cả nước

Ông Tiếng cho biết, từ năm 2016, giáo viên dạy lịch sử ở Đà Nẵng đã chính thức dạy học sinh kiến thức từ một giáo trình được Nhà Xuất bản Giáo dục biên soạn và in về chủ quyền biển, đảo. Đặc biệt, là chủ quyền của Đà Nẵng đối với huyện đảo Hoàng Sa.

Kiến nghị đưa lịch sử về huyện đảo Hoàng Sa vào bộ sách giáo khoa mới ảnh 1

Các giáo viên đã nghe các nhà sử học nói về những giải pháp giúp học sinh bớt chán môn sử

“Chúng tôi hy vọng rằng trong bộ sách giáo khoa mới, vấn đề biển, đảo không chỉ là kiến thức lịch sử địa lý địa phương của Đà Nẵng – nơi được Tổ quốc giao cho quyền quản lý nhà nước đối với huyện đảo Hoàng Sa mà còn trở thành kiến thức chung về lịch sử, địa lý cho cả nước”, ông Tiếng nói.

“Tôi nhiều lần phát biểu trên các diễn đàn, Đà Nẵng là địa phương duy nhất trong cả nước có nguyên một huyện đang bị ngoại bang chiếm đóng. Đến ngày 29.3 hàng năm, chúng tôi kỷ niệm giải phóng thành phố. Người Đà Nẵng không bao giờ nói rằng TP.Đà Nẵng đã được hoàn toàn giải phóng vì chúng tôi còn nguyên một huyện đang bị Trung Quốc chiếm đóng”.

'Hiến kế' để học sinh không chán môn sử

Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành về lịch sử đã có những gợi ý, phát biểu nhằm cải thiện tình trạng học sinh phổ thông chán học môn lịch sử kéo dài trong nhiều năm qua. 

GS.Vũ Dương Ninh (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhìn nhận, đây là “thực tế rất đáng buồn”. Theo ông Ninh, các thầy giáo, cô giáo đã thảo lận nhiều, phân tích nhiều, đề ra khá nhiều giải pháp song tình hình vẫn không thay đổi được bao nhiêu. Đến nay, chương trình mới của môn học đã được soạn thảo và chính thức công bố. 

“Việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới bắt đầu được triển khai, đem lại niềm hy vọng mới. Nhưng đây cũng là một thử thách lớn. Nếu lần này không cải thiện được tình hình thì giới sử học, trước hết là nhà giáo dạy môn sử sẽ không thể biện minh gì trước ánh mắt đầy nghi ngờ của toàn xã hội”, GS.Ninh nhận định.

GS.Vũ Dương Ninh đề xuất, việc viết sách giáo khoa là điều hết sức hệ trọng sau khi đã có chương trình môn học. Do vậy, cần chọn lọc tác giả là những người có trình độ học vấn cao, nắm được những vấn đề cơ bản của khoa học lịch sử. Song họ phải là người có khả năng sư phạm tốt, tư duy lô gic tốt. Mỗi cuốn sách giáo khoa không nên có nhiều tác giả. 

Với chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, cần có quy chế của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn sách giáo khoa, tiêu chuẩn tác giả tham gia biên soạn sách giáo khoa để tránh tràn lan, lãng phí. Cần lập Hội đồng thẩm định quốc gia để xét duyệt một cách khách quan, công bằng các sách giáo khoa đủ điều kiện sử dụng. 

Kiến nghị đưa lịch sử về huyện đảo Hoàng Sa vào bộ sách giáo khoa mới ảnh 2

GS.Vũ Dương Ninh giới thiệu cách viết sách giáo khoa môn sử của các nước phát triển cho các giáo viên

“Tổ chức thi là khâu quan trọng quyết định cách học. Trước nay, việc thi chủ yếu để kiểm tra trí nhớ thì việc học cũng là làm sao nhớ được nhiều sự kiện, khi không nhớ thì quay cóp… Cần đả phá cách hiểu sai: học sử là chỉ học thuộc niên đại, sự kiện, nhân vật… Vì thế mà học sinh hoàn bị động, sinh ra chán môn sử”, ông Ninh phân tích.

Về lâu dài, một đất nước mà người dân không biết lịch sử nước mình thì hậu quả vô cùng tai hại. Do vậy, ông Ninh cho rằng, cần thiết đưa vào Luật Giáo dục 4 môn thi cơ bản trong chương tình thi tốt nghiệp sau 12 năm học là toán, quốc văn, quốc sử và ngoại ngữ. 

GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ (nguyên là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà nội) cho rằng, để học sinh thích học môn sử, cần cấu trúc chương trình làm sao cho phù hợp và trình độ của giáo viên phải nâng lên. 

“Chúng tôi rất lo lắng khi thực hiện chương trình mới thì liệu học sinh sẽ thích học sử hay lại ghét thêm bởi vì quá nặng, rất nặng. Một giáo sư đã từ chối nghiệm thu chương trình lịch sử 12 vì cho rằng đem chương trình cao học, đại học để dạy cho học sinh THPT”, ông Cơ nói

TS Sử học Nguyễn Nhã, nguyên Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam, cho biết, ông từng đọc sách giáo khoa của lớp 11 thuộc 1 tiểu bang của Mỹ với khổ lớn, hơn 1.600 trang, nhiều hình ảnh, biểu đồ… Mỗi một bài luôn có câu hỏi về đại ý, câu hỏi về suy nghĩ. 

 “sách giáo khoa của chúng ta còn nhiều bất cập, vừa ít hình ảnh, ít sơ đồ, vừa quá ngắn... Chúng ta phải chỉnh rất nhiều vì đó là lỗi hệ thống”, ông Nhã nói. Về phương pháp giảng dạy, ông Nhã cho rằng, Sở GD-ĐT các địa phương phải có những hội thảo, tìm kiếm những người giảng dạy những cách mới để thay đổi.

Xây dựng phần mềm “bách khoa toàn thư”

Tại hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc đã trình chiếu và giới thiệu phần mềm đang được ông và các cộng sự xây dựng như một cuốn “bách khoa toàn thư” điện tử. 

Ông Quốc cho biết, phần mềm tích hợp tri thức có thể ứng dụng một cách đơn giản cho học tập.  

“Chúng tôi đã làm thử ở 2 địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Đồng Tháp. Nguyên lý của chương trình này là tập hợp tất cả những tri thức lại, tựa như một dư địa chí trong một phần mềm để các thầy, cô giáo có thể lựa chọn tất cả yếu tố đó cấu thành chương trình của mình. Cách làm này phù hợp với chương trình giáo dục mới, hướng về học sinh, hướng về tự học, sáng tạo”, ông Quốc nói đồng thời cho biết chương trình này nằm chung trong tổng thể của nhà nước là xây dựng một hệ thống tri thức VN một cách cơ bản và chính thống. 

“Chúng ta không lệ thuộc vào tra Google. Chương trình này có những lời giải đáp cho nhiều lĩnh vực một cách chính xác. Học sinh có thể tự học, giao diện dễ thực hiện và gói gọn trong 1 chiếc USB”, ông Quốc nói thêm.

Theo Thanh Niên
Tháo gỡ bất cập trong quản lý thị trường vàng
Tháo gỡ bất cập trong quản lý thị trường vàng
(Ngày Nay) - Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, trong đó đề cập định hướng điều hành chính sách tiền tệ; thị trường ngoại hối; kết quả chính sách hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp phục hồi sau COVID-19, thiên tai… sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trả lời trực tiếp tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV lúc 8 giờ 20 phút sáng 11/11. Trong đó vấn đề ‘nóng” về quản lý thị trường vàng luôn được nhiều người quan tâm.
Phân cấp, phân quyền trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề lĩnh vực khám, chữa bệnh
Phân cấp, phân quyền trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề lĩnh vực khám, chữa bệnh
(Ngày Nay) - Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 11 và sáng 12/11, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế đối với Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, trong đó có nội dung việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
Nga chuẩn bị thử nghiệm vaccine ngừa ung thư
Nga chuẩn bị thử nghiệm vaccine ngừa ung thư
(Ngày Nay) - Nga sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một vaccine chống ung thư từ cuối năm 2024 - đầu năm 2025. Đây là thông báo vừa được ông Andrey Kaprin, bác sĩ trưởng ngành ung thư của Bộ Y tế Liên bang Nga, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y tế X quang quốc gia đưa ra.
Nguy cơ hình thành bão số 8 trên biển Đông
Nguy cơ hình thành bão số 8 trên biển Đông
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines), cơn bão mới có thể mang theo mưa to và gió mạnh, khiến người dân vùng ven biển cần chú ý cập nhật thông tin và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó phù hợp.