Kinh nghiệm du lịch Yên Tử mùa lễ hội 2015

Vốn được gọi như " Đất tổ của phật giáo Việt Nam", Yên Tử không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng,Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích.
Kinh nghiệm du lịch Yên Tử mùa lễ hội 2015

Cách Hà Nội khoảng 130 km, khu di tích vầ danh thắng Yên Tử hàng năm vẫn thu hút hàng triệu lượt khách tới tham quan, lễ Phật.

Yên Tử là dải núi cao thuộc vùng Đông Bắc với hệ động thực vật phong phú và được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Xen kẽ đó là hệ thống chùa, tháp với kiến trúc cổ. Trong lịch sử, Yên Tử là một trong những trung tâm Phật giáo lớn, khu du lịch văn hóa tâm linh, thắng cảnh lớn của cả nước, thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm.

Hội xuân Yên Tử đã chính thức khai mạc ngày 28/2 (mồng 10 Tết) và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Để có chuyến du xuân an lành,thuận lợi, du khách có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm rồi đưa ra lịch trình hợp lý cho bản thân.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử mùa lễ hội 2015 - anh 1

Đường đi

Đường đến Yên Tử:

Vào mùa hội, những tuyến xe bus tới Yên Tử khá đông và chật chội. Nếu di chuyển bằng xe khách, bạn có thể đón xe đi Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái và dừng ở đường Yên Tử hay đền Trình Yên Tử với tổng chiều dài chặng đường 125 km. Điểm dừng ở đường Yên Tử đến chân núi dài gần 10 km. Từ điểm này tới ga cáp treo chừng 500m. Nếu không muốn đi bộ, du khách có thể đi xe điện với phí 10.000 đồng/người.

Phương tiện đi lại ở Yên Tử:

Đi bộ: Leo núi khá vất vả với đoạn địa hình đồi núi dài chừng 6km nhưng mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m đến suối Giải Oan – nơi hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Sau đó, bạn sẽ leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Thời gian cho cuộc hành trình sẽ mất chừng 6 – 8 tiếng nếu không phải thời điểm mùa hội.

Đi cáp treo: Hệ thống cáp treo ở Yên Tử là một trong những cáp treo hiện đại nhất Việt Nam với chiều dài 1.2 km ở độ cao 450 m. Đi cáp treo cũng là trải nghiệm rất thú vị để du khách được ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử trên cao. Thời gian cho cuộc hành trình mất khoảng 4 tiếng.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử mùa lễ hội 2015 - anh 2

Thời gian đến YênTử:

Đến Yên Tử, bạn có thể đến vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng thông thường khách đến Yên Tử chia thành 2 mùa rõ rêt: Từ 1/ 1 đến hết tháng 3 âm lịch là khách đi lễ hội (Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ 10 tháng 1 âm lịch nhưng kể từ ngày 1 Tết khách đến Yên Tử đã rất đông) còn từ 30/4, 1/5 dương lịch trở đi hầu hết là khách du lịch..
Mùa lễ hội:
Trong mùa lễ hội vào những ngày thứ 6, thứ bảy và chủ nhật khách đến rất đông ( Chủ nhật đỡ hơn một chút), lên mọi người thường phải xếp hàng chờ cáp treo hoặc tắc đường (việc đó sẽ ngốn mất của bạn ít nhất vài tiếng đồng hồ), vì thế nếu có thể thì bạn nên sắp xếp đi vào những ngày khác trong tuần. Riêng ngày thứ bảy sau rằm tháng giêng có lẽ bạn đừng đi, vì thông thường ngày đó là ngày đông nhất trong năm( việc này đã thành qui luật), rất nhiều người đã không thể lên đến cùa Đồng hoặc lỡ hết hành trình cho chuyến đi của mình ( Bạn yên tâm với thông tin trên vì người viết bài này đã nhiều năm làm tại Yên Tử).

Nếu quyết định đi Cáp treo, bạn nên bố trí thời gian đến Yên Tử vào buổi trưa tầm 12h đến 13 h , bạn đỡ phải chờ đợi mà lên chùa Đồng xuống vẫn kịp trước khi trời tối.

Ngoài mùa lễ hội:
Ngoài mùa lễ hội khách đến Yên Tử bây giờ cũng rất đông, chủ yếu là khách Hàn Quốc và khách miền Nam. bạn có thể đến vào buổi nào cũng được nhưng phải xuống núi sớm vì cáp treo nghỉ sớm (khoảng 17,18 giờ)
Thời gian chạy Cáp treo: Mùa lễ hội Cáp treo thường chạy từ lúc 5 h sáng, 7 hoặc 8h tối mới dừng còn ngoài mùa lễ hội sáng khoảng 7 h sáng mới chạy.

Điểm tham quan

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử mùa lễ hội 2015 - anh 3

- Chợ Yên Tử: nằm ngay dưới chân núi. Du khách có thể ghé qua đây mua một số thực phẩm cần thiết trước khi bắt đầu chuyến thăm.

- Khe Sú – thung lũng Yên Tử với cảnh đẹp của những ruộng lúa thanh bình. Đây là nơi du khách được thả hồn về với thiên nhiên khoáng đạt.
- Thiền Viện Trúc Lâm: Tọa lạc ở ngọn đồi dưới chân Yên Tử.
- Suối Giải Oan, chùa Giải Oan; là nơi gắn với câu chuyện hàng trăm cung nữ trẫm mình dưới nước. Vua Trần Nhân Tông đã lập ra chùa để giải oan cho linh hồn các cung nữ.

- Một số chùa, am nổi tiếng nằm trong danh thắng Yên Tử như am Lò Rèn, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, am Ngọc Vân, chùa Bảo Sái, chùa Vân Triều… đều là những điểm du lịch văn hóa Phật giáo hấp dẫn. Chặng dừng cuối cùng là chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất của Yên Tử. Chùa quay hướng Tây Nam trên diện tích khoảng 20 m2 theo dáng một bông sen nở. Đây cũng là công trình Phật giáo làm bằng đồng lớn và ấn tượng nhất Việt Nam.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử mùa lễ hội 2015 - anh 4

Đặc sản Yên Tử

Nhiều đặc sản núi rừng ở nơi đất Phật “mê hồn” du khách. Bạn có thể chọn mua ngay tại chợ Yên Tử dưới chân núi về làm quà cho người thân, bạn bè như măng trúc, rượu mơ, mật ong rừng, dầu Tiên Yên Tử, trầu một lá….
Măng trúc luộc chấm muối vừng là món ăn đặc biệt chỉ có ở vùng đất Yên Tử. Là nơi đất Phật nên các phật tử còn có thể thưởng thức nhiều món chay hấp dẫn tại các quán hàng ven chân núi. Sau khi trải qua cuộc hành trình dài, đừng quên nếm thử món canh gà rượu Bâu thơm nức và ấm lòng.

Một số vật dụng cần thiết

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử mùa lễ hội 2015 - anh 5

Trang phục: Yên Tử là chốn chùa chiền linh thiêng, du khách nên chọn trang phục kín đáo, trang nhã với chất liệu co giãn tốt. Không nên mặc đồ jean và những trang phục bó sát khiến di chuyển khó khăn. Do phải vượt qua 6 km đường bậc thang nên một đôi giày thể thao là vật dụng rất cần thiết. Bạn nên mang theo một chiếc balo nhỏ để chứa một số vật dụng gọn nhẹ.

Nước uống: Di chuyển nhiều nên cơ thể bạn rất cần nước. Nếu đi bộ, mỗi người cần khoảng 1 lít nước. Đi cáp treo, khách chỉ nên mang theo chai nước nhỏ 0.5 lít.

Gậy: Nếu đi bộ,bạn nên mua gậy chống, đỡ đau lưng và mỏi chân. Nhưng nếu sử dụng cáp treo thì không nên mua vì không được mang vào trong.

Đồ kỹ thuật số: Để ghi lại những khoảnh khắc đẹp không thể thiếu những chiếc điện thoại, máy ảnh cầm tay. Trên đỉnh Chùa Đồng vẫn có thể lên mạng bình thường vì có xe cột sóng di động dưới chân núi.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.