Kinh tế Trung Quốc ‘bầm dập’ do dịch viêm phổi Vũ Hán

Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát khiến nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, chỉ số tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 1/2020 sẽ chỉ ở mức 4%.
Dịch corona đã biến các đô thị đông dân như Vũ Hán trở thành ‘thành phố ma’.
Dịch corona đã biến các đô thị đông dân như Vũ Hán trở thành ‘thành phố ma’.

Thậm chí, họ còn cho rằng dịch viêm phổi Vũ Hán đang dần trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hơn cả những thiệt hại từ dịch Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) 17 năm về trước.

Dịch bệnh viêm phổi đã khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ về đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc. Từ khả năng thực hiện đầy đủ những cam kết thỏa thuận thương mại ‘bước một’ ký hồi giữa tháng 1/2020 của nước này với Mỹ, cho đến mục tiêu tăng gấp đôi tổng sản phẩm nội địa (GDP) của chính quyền Bắc Kinh trong năm 2020 so với mức GDP hồi 2010.

Dịch viêm phổi bùng phát cùng thời điểm chỉ số tăng trưởng của ‘quốc gia tỷ dân’ chỉ đạt mức 6,1% trong năm 2019, mức thấp nhất trong gần 30 năm qua. Và khi dịch bệnh đang tiếp tục lây lan, những biện pháp của chính quyền Bắc Kinh nhằm khống chế dịch bệnh đã buộc các hoạt động giải trí và giao thông, vốn tụ tập rất đông người buộc phải hủy bỏ. Điều này khiến dịp nghỉ Tết Nguyên đán tại Trung Quốc, vốn là mùa mua sắm, trở thành một thời kỳ yên ắng.

Trong khi nhiều người hy vọng đợt dịch bệnh lần này sẽ chỉ là một tác động ngắn hạn đối với sự tăng trưởng kinh tế giống với dịch SARS, thì các nhà phân tích lại nhận định rằng tình hình hiện nay đã thay đổi đáng kể so với lúc dịch SARS hoành hành hồi đầu thế kỷ 21. Và điều này đồng nghĩa với việc dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ để lại nhiều ‘vết sẹo sâu hơn nữa’ cho nền kinh tế Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Zhang Ming thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, giả sử trong trường hợp ‘lạc quan nhất’ khi dịch bệnh được khống chế vào cuối tháng 3/2020, thì mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý 1/2020 sẽ ở dưới mức 5%.

Và kể cả khi thiệt hại dịch bệnh lần này ngang với dịch SARS gây ra trước đây, thì tác động tiêu cực tới nền kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ “rất đáng kể”. “Hồi năm 2003, kinh tế của Trung Quốc đang đi lên, tuy nhiên hiện nền kinh tế lại đang đi xuống”, SCMP trích nhận định của ông Zhang.

Nhà kinh tế học Li Xunlei thuộc Tập đoàn chứng khoán Trung Thái nhận định, dù dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán không “thay đổi sự phát triển kinh tế Trung Quốc trên toàn cầu”, nhưng tác động của bệnh dịch đối với nền kinh tế nội địa là “không thể xem thường”. Theo ông, mức tăng trưởng của ngành dịch vụ tại Trung Quốc sẽ chỉ đạt 1% trong năm 2020, và điều này sẽ khiến toàn bộ GDP của Trung Quốc trong 2020 mất khoảng 0,5%.

Kinh tế Trung Quốc ‘bầm dập’ do dịch viêm phổi Vũ Hán ảnh 1

Dịch viêm phổi Vũ Hán đang kéo mức tăng trưởng kinh tế TQ đi xuống.

Ngoài ra ông Li cũng cho rằng, dịch viêm phổi sẽ khiến một số công xưởng kinh tế của ‘quốc gia tỷ dân’, cụ thể các tỉnh Hồ Bắc, Triết Giang và Quảng Đông gặp phải tình trạng thiếu lao động. Và các hoạt động kinh tế “khó có thể trở lại bình thường”, khi người lao động từ các tỉnh khác sẽ cố tránh xa những khu vực này.

Đồng thời, nhiều đơn đặt hàng Trung Quốc sản xuất từ nhiều nước trên thế giới có thể bị hoãn hoặc hủy bỏ do dịch bệnh bùng phát, và sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn nữa đối với sự tăng trưởng kinh tế của ‘quốc gia tỷ dân’, ông Li nói thêm.

Cho tới nay, vẫn chưa có thống kê chính thức về thiệt hại kinh tế do dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra, tuy nhiên tình hình hiện rất ảm đạm. Hệ thống cà phê Starbucks đã phải đóng hơn 2.000 quán, trong khi nhà bán lẻ đồ nội thất Ikea cũng buộc đóng cửa toàn bộ các cửa hàng tại Trung Quốc vì dịch bệnh.

Nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc đã trở thành các ‘thành phố ma’, từ khu di tích Tử Cấm thành tại thủ đô Bắc Kinh cho tới các tiệm làm móng, rạp chiếu phim cũng đều phải đóng cửa. Các chuyến du lịch nội địa giảm mạnh, trong khi nhiều hãng hàng không nước ngoài như British Airways và Air Canada đã ngừng các chuyến bay tới Trung Quốc do lo ngại bệnh dịch.

SCMP ước tính, với việc các chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và các công ty du lịch ngừng hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán đã khiến nền kinh tế Trung Quốc thiệt hại hàng trăm tỷ Nhân dân tệ. Còn các nhà kinh tế học thuộc Tập đoàn chứng khoán Nomura hôm 29/1 nhận định, mức tăng trưởng kinh tế thực tế của Trung Quốc trong quý 1/2020 sẽ chỉ khoảng 4% so với mức 6% được dự đoán trước đó.

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.