Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản

Trong khi ở cửa khẩu Lạng Sơn, tình trạng dưa hấu bị ùn ứ thì ở các cửa khẩu của Lào Cai đang có hàng chục nghìn tấn gạo cũng ở tình trạng tương tự. Xuất khẩu nông sản đang thật sự bế tắc, cần có giải pháp kịp thời.
Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu tiểu ngạch cũng “than khó”

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), kết thúc quý I-2015, tình hình xuất khẩu nông sản không chỉ giảm về số lượng mà còn giảm giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trong đó hầu hết những mặt hàng chủ lực như cà-phê, gạo, cao-su giảm mạnh nhất. Trong khi ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), dưa hấu bị ùn ứ, nhiều xe hàng bị hư hỏng, bị ép giá… thì tại Lào Cai - một cửa ngõ khác xuất khẩu chủ yếu hàng nông sản Việt Nam, cho thấy phần nào nguyên nhân những khó khăn của tình hình xuất khẩu nông sản.

Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản - anh 1

Hàng loạt xe chở gạo chờ xuất khẩu tại Lào Cai

Ngay từ con đường vào cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát), có hàng trăm xe hàng ùn ứ chờ thông quan xuất khẩu, trong đó chủ yếu là mặt hàng gạo. Theo số liệu thống kê của Sở Công thương Lào Cai, mặt hàng gạo đã bị ùn ứ cách đây một tháng và đến nay đã có 30.000 tấn gạo bị ách tắc chưa thể thông quan.

Bà Nguyễn Thị Bích Vượng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xuất, nhập khẩu Hưng Thịnh (Lào Cai) là một trong những đơn vị xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc với số lượng lớn cho biết: “Gạo, đường, cao-su, ngô là những mặt hàng Trung Quốc rất cần, người ta còn thiếu trầm trọng trong khi các doanh nghiệp lại không xuất được do chủ yếu các mặt hàng này chỉ đi qua cửa khẩu phụ ở Bát Xát. Mỗi một đơn vị chỉ có 20-30 cái thuyền, tất cả các doanh nghiệp dồn hết hàng vào cửa khẩu này, từ gạo, cao su, đường… cộng thêm mùa nước cạn do sản xuất thủy điện chặn hết nên hàng nông sản xuất khẩu thường xuyên bị ách tắc”, bà Vượng nói. Cũng theo bà Vượng, nếu như trước đây mỗi ngày doanh nghiệp của bà có thể xuất cho đối tác khoảng 1.000 tấn nông sản các loại thì hiện tại do phải “xếp hàng” nên giảm xuống chỉ còn 200 - 300 tấn/ngày. Số lượng hàng hóa còn lại, do đã ký với nhà cung cấp cho nên vẫn phải nhập về, cất vào kho. Từ đó làm tăng thêm chi phí sang xe, chi phí lưu kho…

Cùng chung những bức xúc như bà Vượng, bà Nguyễn Thị Nguyệt, Giám đốc Công ty TNHH Nghĩa Anh (Lào Cai) mới đây còn xuống tận Bộ NNPTNT đề nghị với Bộ trưởng NNPTNT và các bộ, ngành liên quan tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản. “Tiềm năng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc còn rất lớn, bởi đây là thị trường dễ tính, dân số đông và có nhu cầu cao đối với các mặt hàng nông sản. Để đầy mạnh xuất khẩu, tôi đề xuất phải mở tối đa bốn điểm thông quan nữa nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp”, bà Nguyệt nói.

Nghịch lý ở các cửa khẩu

Theo ghi nhận của chúng tôi, một nghịch lý đang xảy ra là trong khi con đường tiểu ngạch bị ùn ứ, thì ở cửa khẩu quốc tế Đường bộ II Kim Thành - nơi được UBND tỉnh Lào Cai đầu tư bài bản nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chính ngạch lại đang rất yên ắng, thưa thớt. Hiện đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã thông xe, các doanh nghiệp có thể chở hàng thẳng tới cửa khẩu nhưng theo các cơ quan chức năng, trung bình, mỗi ngày chỉ còn khoảng 100 - 150 xe hàng qua cửa khẩu quốc tế này.

Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản - anh 2

Nhiều doanh nghiệp không xuất được phải tìm cách tích trữ gạo vào kho

Lý giải nguyên nhân cửa khẩu chính thì vắng vẻ nhưng hàng hóa lại cứ đổ vào các cửa khẩu phụ, bà Nguyễn Thị Bích Vượng cho rằng, hiện hàng rào thuế quan của mình với Trung Quốc là không đồng nhất, hàng nông sản của Trung Quốc sang đây thì thuế suất bằng không, trong khi hàng Việt Nam sang đó, "gạo người ta đánh thuế 17%, đường 60% và ngô có thời điểm lên tới 80% thì bản thân doanh nghiệp bên họ nếu đi cửa khẩu chính cũng không còn lãi để mà đón hàng”, bà Vượng nói.

Trước thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn. Theo nhận định của Sở Công thương Lào Cai, nguyên nhân là do hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều khác biệt, chưa thật sự đối đẳng. Trừ hai cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (đường bộ và đường sắt), các cửa khẩu phụ chưa có sự thỏa thuận chính thức với phía Trung Quốc nên phía bạn chưa công nhận cửa khẩu (chỉ coi là lối mở, lối mòn), chỉ bố trí lực lượng biên phòng làm việc, do vậy các hoạt động xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ gặp rất nhiều khó khăn khi phía bạn tăng cường quản lý biên giới.

Không thể cấm ngay tiểu ngạch

Mặc dù giải quyết được khâu tiêu thụ nông sản cho người dân nhưng trong suốt thời gian qua, xuất khẩu tiểu ngạch luôn tiềm ẩn rủi ro nên đã có nhiều cơ quan đề xuất siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch.

Hiện nay, phía Trung Quốc có chính sách cho phép cư dân biên giới nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam được miễn thuế trong hạn mức trị giá không quá 8.000 nhân dân tệ/người/ngày, tương đương với 24 triệu đồng. Còn ở nước ta, cư dân biên giới nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước có chung biên giới được ưu đãi miễn thuế trong giới hạn trị giá hai triệu đồng/người/ngày. Trước những rủi ro tiềm ẩn và khó kiểm soát của xuất khẩu tiểu ngạch, Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đã đề xuất xem xét lại chính sách xuất, nhập khẩu tiểu ngạch bằng việc hạn chế dần, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cơ chế tiểu ngạch.

Ông Trịnh Minh Anh, Phó Chánh văn phòng Ủy Ban Quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế (Bộ Công thương) cho biết, trong thương mại, có rất nhiều loại hình, thương mại tiểu ngạch là thương mại truyền thống đã, đang và sẽ tồn tại giữa nhiều quốc gia có chung đường bộ, đường thủy. Việt Nam có đường biên giới dài nên thương mại tiểu ngạch là do nhu cầu có thật của thương nhân các nước với nhau. “Câu hỏi đặt ra là tại sao thương mại diễn ra lại nhiều rủi ro? Theo tôi, do nó xuất phát từ nhu cầu nên về khía cạnh nào đó, xuất khẩu tiểu ngạch đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, nhanh chóng, đàm phán đơn giản, giá cả, lợi nhuận có thể cao hơn, chất lượng mặt hàng không đòi hỏi cao, nhãn mác, sản phẩm, sở hữu trí tuệ cũng không cần… Nếu xuất theo chính ngạch còn phải chịu sự điều chỉnh luật pháp hai nước, quy định nhãn mác, chất lượng sản phẩm, bảo hành, bảo trì… về sau. Thương mại tiểu ngạch diễn ra, lợi nhuận lớn đi đôi với rủi ro và doanh nghiệp của các nước có chung biên giới vẫn chấp nhận rủi ro đó. Cá nhân tôi không ủng hộ xuất khẩu tiểu ngạch mà phải chuyển sang chính ngạch. Tuy nhiên, nhu cầu của người dân như vậy thì không thể hạn chế tiểu ngạch ngay được”, ông Trịnh Minh Anh nói.

Ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Sắp tới sẽ có đoàn kiểm soát hợp tác, đại diện là Ủy ban Cửa khẩu của Chính phủ phối hợp với Trung Quốc, kiểm tra xác định vị trí nào có thể mở được các cặp chợ để giải quyết vấn đề xuất khẩu hàng nông sản của chúng ta, chúng tôi cũng lựa chọn được bốn điểm, phía bạn đã đồng ý ba điểm và coi đó là cặp chợ để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản”.

Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh, thị trường ngành lúa gạo đang hết sức khó khăn, xuất khẩu cả quý mới được một triệu tấn và thị trường Trung Quốc đang giảm rất mạnh… chúng ta phải khẩn trương tìm kiếm các thị trường khác nữa, bao gồm cả chính ngạch và tiểu ngạch.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Giá vàng hôm nay 5/5: Vàng trong nước ổn định, vàng thế giới bật tăng trở lại

- Điểm lại những nông sản khiến nông dân điêu đứng trong 3 tháng qua

- Giá gas tăng 1.500 đồng từ ngày hôm nay (1/5)

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.