Làm thế nào để kéo giảm chi phí logistics tại Việt Nam?

(Ngày Nay) - Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về logistics ngày 16/4, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã nêu rõ vì sao chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam cao vọt so với nhiều nước và đề xuất các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, dịch vụ logistics (dịch vụ bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao) của nước ta hiện đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14 - 16% và là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định.

Làm thế nào để kéo giảm chi phí logistics tại Việt Nam? ảnh 1Hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Tân Cảng Sài Gòn trong chuỗi logistics. Ảnh: Thế Anh/TTXVN

Tuy nhiên, vấn đề nội cộm nhất là chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức cao (theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới – WB) tương đương 20,9 % so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%.

Trong khâu vận tải, chi phí vận tải luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics và ở mỗi mặt hàng lại có tỷ lệ khác nhau. Chi phí vận tải bao gồm: Chi trực tiếp (khấu hao, tiền lương công nhân vận hành, nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng) chiếm từ 60 - 80%; chi phí gián tiếp (chi phí quản lý điều hành, lệ phí cầu đường, bến bãi, chi phí khác…) chiếm từ 20 - 40%.

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia chuỗi logistics cả đường thủy, đường biển, đường bộ đều phản ánh, hàng loạt công đoạn dịch vụ chi phí liên quan đến hồ sơ, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa chủ hàng thuê thực hiện, tiền bồi dưỡng nhân công cẩu, xếp dỡ hàng hóa tại cảng, bến... đều được tính vào giá thành hàng hóa. Chưa kể trên một hành trình vận chuyển có quá nhiều lực lượng tham gia kiểm tra phương tiện, gây phát sinh “lộ phí”… Tất cả các chi phí này chiếm khoảng 25- 30% giá cước vận tải, nên cũng phải tính vào tổng chi phí vận tải.

Làm thế nào để kéo giảm chi phí logistics tại Việt Nam? ảnh 2Dọc tuyến sông Đồng Nai hiện có 10 cảng, 90 bến thủy của hai tỉnh Đồng Nai, Bình Dương hoạt động xếp dỡ hàng hóa. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Đơn cử, trên đường bộ, theo ông Trần Quốc Hoàn, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Hoàn Cầu, cước phí vận chuyển container thường bao gồm: Chi phí vận tải nội địa, chi phí chuyên chở container ở chặng đường chính, chi phí bến bãi, chi phí xếp dỡ, chi phí khác. Đó là chưa kể phí bảo trì đường bộ và phí qua các trạm BOT. Để đưa được một container hàng từ cảng Hải Phòng đến Hà Nội, chủ xe, chủ hàng phải “cõng” theo đủ loại chi phí. 

Cụ thể, mức phí xếp dỡ hàng được vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam hoặc từ Việt Nam đi nước ngoài đối với container chở hàng bình thường tại khu vực cảng Chùa Vẽ có thể lên tới trên 1,2 triệu đồng/container. Đối với những container vận chuyển nội địa trong nước thông qua cảng, phí xếp dỡ khu vực cảng này từ 350.000 - 630.000 đồng/container. Xếp dỡ từ tàu lên ô tô ngay khu vực cầu cảng có giá 280.000 - 490.000 đồng/container. Một số cảng khác ở Hải Phòng còn đắt hơn…

Không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, để có thể phát triển dịch vụ logistics, Việt Nam cần đột phá cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm cả chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý để bảo đảm vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường tự do kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp cam kết hội nhập. Cùng đó, cần tăng cường phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics và các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, hiện đại và chuyên nghiệp, có đủ sức cạnh tranh và phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược.

Bên cạnh đó, cần phải siết chặt quản lý để loại bỏ các khoản “tiêu cực phí” vô hình, tránh việc tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ công quyền với doanh nghiệp, cần áp dụng công nghệ vào giám sát hoạt động của doanh nghiệp thay vì hiện vẫn còn quá nhiều lực lượng chức năng trực tiếp giám sát doanh nghiệp ở trên đường như hiện nay.

Trước thực tế trên, theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, ngành Giao thông cần rất nhiều “cú hích” để ngăn chi phí logistics cao vọt, nhằm mục tiêu kéo giảm chi phí logistics đến năm 2020 xuống mức 16 - 20% GDP như mục tiêu của Chính phủ, trong đó, ngoài tháo gỡ về cơ chế chính sách, việc tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ mạng lưới hạ tầng giao thông hiện đại được xem là giải pháp “đòn bẩy”.

Về vấn đề này, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho hay, Bộ GTVT đang tiến hành rà soát tất cả các hình thức, phương tiện GTVT; hệ thống kho bãi… để từ đó xây dựng dữ liệu vận tải và kho vận. Cùng đó, Bộ cũng hỗ trợ trao đổi dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giúp các phương thức vận tải kết nối với nhau nhanh chóng, hạn chế tối đa phương tiện vận tải chạy “rỗng” chiều về.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cũng cho biết, phát triển logistics phải bắt đầu từ cơ chế. Nghị định 140/2007/CP quy định nhiều bộ ngành có quyền quản lý dịch vụ logistics, nhưng trên thực tế lại chẳng có bộ ngành nào nghĩ mình có trách nhiệm chính đối với hoạt động logistics. Hoạt động logistics vì thế không được quan tâm và đầu tư đúng mức như vị thế và lợi ích có thể mang lại. Do đó, cần có một ủy ban quốc gia cho hoạt động này bởi tính chất đa dạng từ vận tải, thương mại đến bảo hiểm của logistics.

Tại hội nghị trực tuyến, câu hỏi đặt ra là làm sao để “nâng tầm” doanh nghiệp logistics? Trả lời cầu hỏi này, quan điểm của Bộ GTVT là tăng cường phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics và các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, hiện đại và chuyên nghiệp, có đủ sức cạnh tranh và phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp logistics Việt với nhau để tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại.

Và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp logistics nhỏ và vừa về tiếp cận nguồn vốn, kết nối đối tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài.

Đăng Sơn/Báo Tin tức

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.