Lần đầu tiên chụp được ảnh tia X tạo ra bởi các ngọn lửa nano của Mặt Trời

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ ba kính viễn vọng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Nhật Bản đã chụp được một góc nhìn mới, hé lộ về tia sáng “tàng hình” của Mặt Trời.
Hình ảnh ghi lại các tia sáng của Mặt Trời mà mắt thường không nhìn thấy. Ảnh: NASA
Hình ảnh ghi lại các tia sáng của Mặt Trời mà mắt thường không nhìn thấy. Ảnh: NASA

Theo đài truyền hình CNN, con người chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng quang học của Mặt Trời, trong khi vẫn còn nhiều bước sóng ánh sáng khác như tia X và tia cực tím của ngôi sao lớn này bị che khuất khỏi tầm nhìn của chúng ta.

NuSTAR, tên viết tắt của Mảng Kính viễn vọng Quang phổ Hạt nhân, đã quan sát được các tia X giải phóng từ các điểm nóng nhất trong bầu khí quyển của Mặt Trời. Mặc dù không thể quan sát toàn bộ Mặt Trời từ quỹ đạo quay quanh Trái đất, nhưng kính viễn vọng này đã chụp được 25 hình ảnh tia X năng lượng cao trong bầu khí quyển của Mặt Trời vào tháng 6/2022.

Trước đó, kính viễn vọng NuSTAR được phóng lên quỹ đạo vào tháng 6/2012 với thiết kế để quan sát các hố đen và các ngôi sao bị tàn lụi bên ngoài Hệ Mặt trời.

Trong bức ảnh được NASA công bố, những điểm tia X được mô tả bằng màu xanh lam kết hợp với màu xanh lá từ dữ liệu của kính viễn vọng Hinode thuộc Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản và màu đỏ từ Đài quan sát Động lực học Mặt trời của NASA.

Kính viễn vọng của Hinode được thiết kế để phát hiện tia X năng lượng thấp, trong khi Đài quan sát Động lực học Mặt trời có khả năng phát hiện tia cực tím cực mạnh.

Tia X mà kính viễn vọng NuSTAR ghi lại được cho là vật chất năng lượng được tạo ra khi các ngọn lửa nano xảy ra gần nhau. Khi xảy ra, ánh sáng từ các ngọn lửa nano quá mờ để có thể tách biệt khỏi độ sáng của Mặt Trời.

Một ngọn lửa nano là hiện tượng phun trào từng đợt nhỏ xảy ra trong nhật hoa, một tên gọi khác của bầu khí quyển bên ngoài của Mặt Trời.

Một trong những bí ẩn lớn nhất về Mặt Trời là tại sao nhật hoa nóng hơn ít nhất 100 lần so với bề mặt thực của Mặt Trời. Các nhà thiên văn học lý giải nguyên nhân khiến sức nóng của nhật hoa có thể đạt tới 1 triệu độ C là do các ngọn lửa nano.

Dữ liệu của kính thiên văn có thể giúp các nhà khoa học theo dõi tần suất xảy ra các ngọn lửa nano trên Mặt Trời.

Phát minh "Siêu Chi" giúp phi hành gia đứng vững trên Mặt Trăng
Phát minh "Siêu Chi" giúp phi hành gia đứng vững trên Mặt Trăng
(Ngày Nay) -  Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã phát minh ra một công nghệ gọi là “SuperLimbs” (Siêu tay siêu chân) có thể giúp các phi hành gia đứng dậy khi bị ngã trong một môi trường không trọng lực như ngoài không gian.
Canada siết chặt tiếp nhận sinh viên nước ngoài: Cơ hội mới từ những thách thức
Canada siết chặt tiếp nhận sinh viên nước ngoài: Cơ hội mới từ những thách thức
(Ngày Nay) -  Theo Chính phủ Canada, nước này sẽ cắt giảm thêm 10% số lượng giấy phép du học cấp cho sinh viên quốc tế trong 2 năm tới (2025 và 2026) để giảm bớt khoảng 300.000 giấy phép du học tính từ thời điểm này. Trong năm nay, số lượng giấy phép du học dự kiến là 485.000, nhưng mới chỉ cấp hơn 200.000.
Ngăn chặn nguy cơ xâm nhập bệnh do virus Marburg
Ngăn chặn nguy cơ xâm nhập bệnh do virus Marburg
(Ngày Nay) -  Trong bối cảnh bệnh do virus Marburg đang có xu hướng lây lan tại châu Phi, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhận định, nguy cơ bệnh này xâm nhập vào Thành phố không cao, nhưng vẫn có thể xảy ra. Thành phố đã triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhập.
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh cho thanh thiếu niên
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh cho thanh thiếu niên
(Ngày Nay) - Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.