Làng nghề ở Hà Nội phục hồi sản xuất trong diễn biến mới của dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội của thành phố Hà Nội, từ sau 15/9, các cơ sở sản xuất làng nghề ở phân vùng 2 và 3 bắt đầu hồi sinh, nhịp sản xuất sôi động trở lại sau thời gian dài tạm lắng.
Làng nghề ở Hà Nội phục hồi sản xuất trong diễn biến mới của dịch COVID-19

Những ngày này, làng nghề đan cỏ tế Phú Túc, huyện Phú Xuyên, bắt đầu sôi động trở lại. Các cơ sở sản xuất nhộn nhịp người qua lại, những chuyến xe chở hàng chạy khắp nẻo đường làng.

Người dân xã Phú Túc phấn khởi vì sau gần 2 tháng “án binh bất động” thực hiện giãn cách xã hội và gần 5 tháng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 lần thứ tư, hiện nay, nhịp sống đã được hồi sinh.

Chính quyền xã Phú Túc Bùi Hồng Luyến cho biết, trong những ngày giãn cách vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh giảm quy mô hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hóa hạn chế.

Người lao động tại các cơ sở này thực hiện “3 tại chỗ”, còn các hộ sản xuất trong phạm vi khuôn viên nhà riêng. Vì vậy, khi được tái sản xuất trở lại như trước, không khí làng nghề khẩn trương, sôi động hơn. Nhiều đơn hàng xuất khẩu đang tất bận hoàn thành để đưa hàng lên đường.

Làng nghề mộc Chàng Sơn, huyện Thạch Thất bắt đầu rộn rã âm thanh của tiếng máy, tiếng công nhân lao động và xe vận tải. Các nhà xưởng trong Cụm công nghiệp làng nghề, xưởng mộc trong làng bỗng bừng tỉnh sau một thời gian trầm lắng.

Giám đốc doanh nghiệp Nhà gỗ Phúc Lộc Nguyễn Huy Khiêm cho biết, xưởng gỗ nhà anh tạm nghỉ từ cuối tháng 7 đến nay để thực hiện cao điểm phòng, chống dịch khi thành phố yêu cầu giãn cách xã hội. Hiện nay, doanh nghiệp đã huy động được 80% nhân công trở lại xưởng để đáp ứng các đơn hàng.

Tùy thuộc vào nhân công, đơn hàng, mỗi doanh nghiệp hay xưởng mộc tại làng nghề Chàng Sơn đã trở lại hoạt động với mức độ khác nhau nhưng nhìn chung, cơ sở thấp cũng đạt khoảng 40-50% công suất. Cùng với việc sản xuất, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch.

Dù người dân làng nghề rất phấn khởi khi sản xuất bắt đầu phục hồi nhưng thực tế sau những tác động của dịch COVID-19, các làng nghề gặp không ít khó khăn. Nhất là các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, tiềm lực còn hạn chế, sau thời gian dài nghỉ dịch thì nguồn thu hạn hẹp, việc đầu tư tái sản xuất gặp nhiều vướng mắc. Trong khi đó, với những làng nghề có thị trường tiêu thụ trong nước là chủ yếu, việc tiêu thụ trong thời gian này chưa tạo được cú hích lớn.

Làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm không chỉ nổi danh bởi nghề dát vàng, bạc quỳ mà còn là nơi sản xuất sản phẩm da phục vụ hàng tiêu dùng khá lớn. Năm học mới là thời điểm có thể tiêu thụ tốt cặp sách, ba lô cho học sinh nhưng lúc này dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội.

Ngay cả mặt hàng va-ly cũng tiêu thụ chậm do mùa hè năm nay, nhu cầu đi du lịch hầu như không có. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kiêu Kỵ Đinh Văn Giảng không giấu được nỗi trăn trở khi đề cập đến việc sản xuất của làng nghề trong thời gian này. Tuy vậy, ông cũng mong dịch bệnh tại Hà Nội và cả nước sớm được kiểm soát để các làng nghề có điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên Vũ Quốc Thương cho biết, sở dĩ nhiều cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ ở địa phương chưa khôi phục được hoạt động là do chưa có đơn hàng mới. Việc có đơn hàng mới hay không phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh do sản phẩm mỹ nghệ gắn kết với nhiều địa phương khác cần phải giao thương, bên cạnh đó là khả năng phục hồi kinh tế. Do đó, khôi phục sản xuất hay không với một số làng nghề không phải câu chuyện ngày một, ngày hai.

Một vấn đề khác của các làng nghề là nhiều hộ sản xuất theo quy mô hộ gia đình và không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế. Dù nhiều hộ phải ngừng hoạt động trong suốt thời gian giãn cách nhưng rất khó để họ được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.

Việc khôi phục hoạt động của làng nghề phụ thuộc vào thị trường nhưng do kinh tế khó khăn khiến người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Một mặt, thủ tục để tiếp cận hỗ trợ của doanh nghiệp làng nghề còn phức tạp, gồm cả thủ tục cho người sử dụng lao động lẫn lao động. Đại diện các cơ sở sản xuất ở làng nghề mong muốn chính quyền, cơ quan chức năng có những khoản vay ưu đãi để họ có thể từng bước khôi phục sản xuất.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.