Lễ đăng quang đặc biệt của vua Charles III

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 6/5, Hoàng gia Anh sẽ sang một trang mới với lễ đăng quang của Nhà vua Charles III.
Lễ đăng quang đặc biệt của vua Charles III

Buổi lễ đăng quang của Nhà vua Charles III sẽ vừa mang âm hưởng nghi thức thời trung cổ nhưng vẫn phảng phất nét hiện đại, tạo ra những nét mới so với truyền thống kéo dài hơn 1.000 năm và có những khác biệt so với lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II 70 năm trước.

Trong bối cảnh lạm phát đang bao phủ nước Anh, dự kiến sự kiện đăng quang của Nhà vua Charles sẽ được tổ chức đơn giản tại Tu viện Westminster. Các thành viên trong gia đình cùng hàng trăm nguyên thủ quốc gia, đại diện các nước sẽ tham dự sự kiện.

Hai ngày sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời vào ngày 8/9/2022, trong một buổi lễ phát sóng trên truyền hình, Nhà vua Charles III chính thức được tuyên bố là Nhà vua Vương quốc Anh. Phát biểu tại buổi lễ, Nhà vua Charles cho biết ông nhận thức sâu sắc về di sản vĩ đại này cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm nặng nề đã được chuyển giao.

Mặc dù không có yêu cầu pháp lý nào đối với lễ đăng quang và các chế độ quân chủ châu Âu khác đã loại bỏ nghi lễ truyền thống này song theo các nhà phân tích sử học, lễ đăng quang tại Anh mang đậm tính tôn giáo cũng như là một sự kiện xác nhận chính thức vai trò của Nhà vua Charles với tư cách là người đứng đầu Giáo hội Anh và thể hiện quyền lực của ngôi vương.

Trong buổi lễ do Tổng Giám mục Canterbury tiến hành, Nhà vua Charles III sẽ được bôi dầu, nhận bảo vật truyền thống bao gồm quả cầu và vương trượng, được đội Vương miện Thánh Edwards. Vợ của Nhà vua, bà Camilla, sẽ lên ngôi hoàng hậu.

Sau 70 năm, Vương quốc Anh mới được tiếp tục chứng kiến một lễ đăng quang của hoàng tộc. Tại sự kiện lần này, phần lớn nghi thức có từ thời trung cổ vẫn được giữ lại.

Tuy nhiên, Nhà vua Charles cho biết ông có dự định làm đơn giản lễ đăng quang, với thời lượng diễn ra buổi lễ rút ngắn so với buổi lễ đăng quang Nữ hoàng Elizabeth II kéo dài 3 tiếng trước đây. Số lượng khách mời cũng chỉ giới hạn trong 2.800 khách, kém xa so với con số 8.000 người dự lễ đăng quang của Nữ hoàng.

Trước sự thay đổi trong cấu trúc tôn giáo của Vương quốc Anh, các nhà lãnh đạo của các tôn giáo bao gồm Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái, Hồi giáo và đạo Sikh sẽ giữ một vai trò trong lễ đăng quang. Điều này phản ánh lời cam kết của Nhà vua Charles III trở thành “người bảo vệ những đức tin”.

Đám rước sau buổi lễ cũng sẽ ngắn hơn hẳn so với quãng đường dài 8 km mà Nữ hoàng Elizabeth và chồng, Hoàng thân Philip, đã đi vòng quanh London vào năm 1953. Vợ chồng Nhà vua Charles III và Camilla dự định ngồi trên xe ngựa kéo hiện đại, đi dọc tuyến đường dài 2 km từ Cung điện Buckingham đến tu viện. Sau khi đăng quang, họ sẽ tiếp tục ngồi trên cỗ xe ngựa 260 năm tuổi để trở về cung điện.

Theo hãng tin AP, chi phí cho 3 ngày diễn ra lễ đăng quang ước tính là 100 triệu bảng Anh. Trước đó, ngày 2/5, Cung điện Buckingham cho biết họ sẽ công bố chi tiết về chi phí của lễ đăng quang “vào đúng thời điểm”. Lễ đăng quang là một nghi lễ của nhà nước do đó sẽ dùng ngân sách công. Điều này đồng nghĩa với việc những người dân nộp thuế sẽ thanh toán khoản chi này.

Năm 1953, chi phí tổ chức lễ đăng quang cho Nữ hoàng Elizabeth II là 1,5 triệu bảng Anh, tương đương 56 triệu euro hiện nay. Chi phí được ước tính tăng gấp đôi cho lễ đăng quang của Vua Charles III chủ yếu là do vấn đề an ninh, đặc biệt khi nguy cơ tấn công khủng bố tiềm ẩn rình rập cao. Khoảng 11.500 cảnh sát sẽ được huy động để đảm bảo an ninh trật tự trong buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.