Lễ hội Áo dài Huế: Tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa truyền thống

(Ngày Nay) - Tối 23/9, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, đã diễn ra chương trình nghệ thuật Lễ hội Áo dài Huế 2024 với chủ đề "Linh Phụng". Chương trình là một trong những hoạt động điểm nhấn của Lễ hội Mùa Thu trong khuôn khổ Festival Huế 2024.
Toàn cảnh Lễ hội Áo dài Huế 2024. Ảnh: Mai Trang/TTXVN.
Toàn cảnh Lễ hội Áo dài Huế 2024. Ảnh: Mai Trang/TTXVN.

Chương trình quy tụ 12 nhà thiết kế áo dài tên tuổi trên cả nước, với những bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng sáng tạo từ hình tượng "Phụng" trong trang trí kiến trúc và trang phục cung đình nhà Nguyễn kết hợp với vẻ đẹp trang phục áo dài Việt Nam hiện đại. Có thể kể đến nhà thiết kế như Vũ Việt Hà, Quang Huy, Đức VinCie, Hữu Là La, Trần Thiện Khánh, Quang Hòa, Viết Bảo, Xuân Hảo, Đoan Trang, Cẩm Sa, La Mua…

Ông Lê Quang Tú, Tổng đạo diễn chương trình cho biết, điểm đặc biệt nhất của chương trình Lễ hội Áo dài năm nay là sự tổng hòa của tất cả các loại hình nghệ thuật gồm ca, múa, nhạc và thời trang xoay quanh chủ đề hình tượng chim phụng, một trong tứ linh gồm long, lân, quy, phụng. Ban Tổ chức mong muốn, thông qua chương trình sẽ truyền tải đến với công chúng thông điệp hãy trân trọng và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cũng như vẻ đẹp và giá trị của tà áo dài.

Chương trình nghệ thuật gồm có 3 chương: Phụng vũ, Linh phụng và Bách phụng cát tường. Chủ đề mỗi chương là một câu chuyện kể về huyền thoại chim phụng (phượng hoàng), biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, sự duyên dáng, đức hạnh và hạnh phúc.

Với sự kết hợp độc đáo giữa thời trang, hát, múa và nhạc, đặc biệt là những giai điệu âm nhạc Huế truyền thống - hiện đại được hòa âm, phối khí mới (remix), những vũ điệu được lấy tứ từ những điệu múa cung đình… chương trình đã mang đến cho khán giả những trải nghiệm, ấn tượng sâu sắc.

Trong văn hóa Việt, hình tượng "Phụng" (phượng hoàng) xuất hiện từ rất sớm, một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt. Hình tượng chim phụng có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa Việt, trở thành đề tài quen thuộc trong kiến trúc, điêu khắc và trang trí truyền thống của dân tộc. Tại kinh đô Huế, toàn bộ phần kiến trúc gỗ bên trên cổng chính Ngọ Môn của Hoàng thành có tên là lầu Ngũ Phụng. Có một hình ảnh rất đẹp thường gặp trong kiểu trang trí này là phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng. Phượng hoàng xuất hiện là sự báo điềm lành, là sự khởi đầu của hòa bình, thịnh vượng, quốc thái dân an.

Lễ hội Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.