Lễ Vu lan - Mùa của tình nhân ái

 Đã từ nhiều năm nay, lễ Vu lan - báo hiếu (15 tháng 7 âm lịch) không chỉ là ngày lễ trong truyền thống của Phật giáo mà đã trở thành sự kiện văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam nói chung và của người dân TP Hồ Chí Minh nói riêng.

Lễ Vu lan- báo hiếu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và những việc làm thiện nguyện, hiếu nghĩa đầy tình nhân ái với những người có hoàn cảnh khó khăn, cộng đồng và xã hội.

Lễ Vu lan - Mùa của tình nhân ái ảnh 1

Sáng 30/8/2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chúc mừng Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Là một trong hai đại lễ quan trọng nhất trong năm của Phật giáo, lễ Vu lan - báo hiếu trùng với ngày “Xá tội vong nhân - Rằm tháng Bảy” đã đi vào đời sống của người dân đất Việt như một lễ hội văn hóa tinh thần chứa đựng tình tri ân sâu sắc với những người đã khuất và những hoạt động phục sự cộng đồng xã hội.

Tinh thần báo ân, báo hiếu trong ngày lễ Vu lan của Phật giáo rất phù hợp, hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thiêng liêng của người Việt. Chính vì vậy, Vu lan - báo hiếu không chỉ là ngày lễ của các tăng, ni, tín đồ phật tử mà còn là ngày lễ chung của mọi người dân đất Việt hướng tới những giá trị cao quý của việc xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc, nhắc nhở bổn phận trân trọng những gì đã có, tích cực tu tâm, hành thiện để tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, tổ tiên và góp công xây dựng cộng đồng an vui, hạnh phúc. 

Theo Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mùa Vu lan là mùa tri ân, mùa báo hiếu của người con Phật nhưng cũng là nét văn hóa truyền thống của người Việt nhớ đến công ơn cha mẹ, tổ tiên. Ngày này còn gọi là ngày đền đáp công ơn cha mẹ, ơn Tam bảo, ơn Tổ quốc, đồng bào, ơn những người đã hy sinh vì đất nước. Đặc biệt, đối với giới tăng, ni, ngày lễ Vu lan - báo hiếu (Rằm tháng Bảy) là một ngày vô cùng quan trọng, là thời điểm kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ, đánh dấu ngày khánh tuế thêm một tuổi đạo của người xuất gia, tu hành theo đạo Phật.

“Mỗi độ Vu lan về, mỗi người con Phật cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ cầu nguyện cửu huyền thất tổ, cha mẹ bản đời, mà còn cầu nguyện cho các vong linh Anh hùng Liệt sỹ, đồng bào tử nạn, những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc; thể hiện tinh thần hiếu thuận, “đồng hành cùng dân tộc” qua những việc làm thiết thực chăm lo giúp đỡ những người nghèo khó, những người già cả, neo đơn, khó khăn, đặc biệt những người chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19”, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chia sẻ.

Theo thông lệ hàng năm, vào mùa Vu lan - báo hiếu, những người theo đạo Phật đến chùa cầu kinh, cầu siêu cho vong linh những người đã khuất và chúng sinh được yên nghỉ; cầu cho những người đang sống được mạnh khỏe, hạnh phúc, ấm no. Các phật tử thường tổ chức ăn chay tại gia, cúng gia tiên, cúng phóng sinh và đến chùa cúng dường, cầu siêu, dâng y, bố thí chúng sinh làm phúc để tích đức, hóa giải nghiệp chướng, cầu mong cha mẹ bình an.

  
Lễ Vu lan - Mùa của tình nhân ái ảnh 2

Chào mừng Đại lễ Vu Lan báo hiếu PL 2564 - DL 2020, tối 30/8/2020, tại Tu viện Khánh An, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình văn nghệ “ Vu Lan - Văn hóa tình người” và tổng kết, trao giải cuộc thi viết “Nguyện làm con thảo”.

Mùa Vu lan - báo hiếu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình phức tạp của dịch COVID-19 với việc hạn chế số lượng người tham gia các hoạt động công cộng để phòng dịch. Vì vậy, những hoạt động từ thiện xã hội đã trở thành hoạt động chính của phật tử, người dân Thành phố Hồ Chí Minh nhân mùa lễ Vu lan và biến ngày lễ này trở thành một lễ hội của tình người, lòng nhân ái.

Năm nay, thực hiện các chủ trương của Nhà nước về phòng, chống dịch COVID-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh khuyến khích phật tử, người dân làm lễ bằng niềm tin hướng về với Đức Phật dù bất cứ nơi đâu; hạn chế các hoạt động đông người, ngưng các khóa lễ, không tổ chức các hoạt động dâng hoa, dâng y. Các chùa, cơ sở thờ tự đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội…

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Thông báo hướng dẫn các chư tăng, ni trụ trì các cơ sở tự viện trên địa bàn Thành phố tổ chức pháp hội Vu lan phù hợp với tình hình phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, đặc biệt yêu cầu đẩy mạnh thực hiện các chương trình, hoạt động từ thiện thiết thực hướng đến tinh thần “tri ân-báo ân”, quan tâm đến các Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách; gây quỹ, ủng hộ phòng, chống dịch; cứu trợ các gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch…

Lễ Vu lan - Mùa của tình nhân ái ảnh 3

 
Tiếp mục văn nghệ "Mục Kiều Liên cứu Mẹ" được biểu diễn trong chương trình văn nghệ “ Vu Lan - Văn hóa tình người”, tại Tu viện Khánh An, quận 12, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Thực hiện chỉ đạo đó, những ngày qua, tăng, ni, phật tử tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo chào mừng đại lễ Vu lan - báo hiếu. Trong các ngày 21 và 26/8, Trụ trì chùa Thường Quang và các phật tử đã tổ chức bàn giao nhà tình thương tại phường 16, Quận 8; tặng 100 phần quà cho người khiếm thị ở các Quận 11, Tân Bình, Tân Phú. Ngày 23/8, tăng, ni, phật tử chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo và tiếp nhận được 186 đơn vị máu. Cùng ngày, Ban Hoằng pháp - Giáo hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trao tặng phần thưởng cho hơn 500 học sinh, sinh viên là con em phật tử đạt thành tích xuất sắc trong học tập; Ban Từ thiện xã hội trao tặng 3.000 phần quà cho người dân nghèo gặp khó khăn trong cuộc sống tại một số địa phương của Thành phố...

Bên cạnh các hoạt động từ thiện xã hội do các chư tăng của các chùa, nơi thờ tự tổ chức, các phật tử, người có tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực phát tâm, tích đức qua các việc làm hữu ích cho cộng đồng, xã hội như một lời báo hiếu cho người đã khuất và cầu nguyện an lạc cho người còn sống. Chị Đinh Trường Giang, một phật tử tại gia ở Phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dịp này, chị và các phật tử chùa Phổ Quang thường đến chùa cúng dường, cầu siêu, tổ chức lễ thả hoa đăng, phóng sinh… Năm nay, do dịch COVID-19 hạn chế các hoạt động tổ chức tại chùa, chị và bạn bè tập trung vào các chương trình từ thiện hiến tặng tài chính, vật phẩm cho một số trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, trẻ em mồ côi trong Thành phố; đóng góp tài chính mua trang thiết bị y tế cho công tác phòng, chống dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam…

“Làm từ thiện không kể thời gian nào trong năm nhưng trong mùa Vu lan, chúng tôi làm tập trung hơn, chu đáo hơn. Vừa qua, các phật tử, chư tăng tại chùa Vạn Đức (quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) đã trao tặng 200 phần quà cho người nghèo. Tuy chưa được nhiều như mong muốn, nhưng đó là việc làm mang ý nguyện đền ơn, báo đáp công cha nghĩa mẹ, thể hiện tình yêu thương con người, yêu thương cộng đồng trong mùa Vu lan - báo hiếu”, chị Giang cho biết.

Những hoạt động mang ý nghĩa xã hội trong mùa Vu lan góp phần lan tỏa những giá trị cao đẹp của Phật giáo trong cuộc sống, tôn vinh những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt như lòng hiếu thảo, tinh thần nhân ái, yêu nước, tính cộng đồng…

Lễ Vu lan - báo hiếu với những nét văn hóa nhân văn đặc biệt của Phật giáo Việt Nam hòa quyện với truyền thống dân tộc đã trở thành một minh chứng sống động cho sự gắn bó giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc. Ngày nay, lễ Vu lan - báo hiếu không chỉ bó hẹp là một sinh hoạt văn hóa tôn giáo mà đã trở thành một ngày lễ của tinh thần nhân ái giữa con người với con người; ngày của tinh thần trách nhiệm giữa cá nhân với cộng đồng, Tổ quốc.

Theo TTXVN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.