LHQ cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Sudan

(Ngày Nay) - Ngày 25/9, quyền Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) Joyce Msuya đã cảnh báo rằng, nếu không có hành động khẩn cấp của cộng đồng quốc tế, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan sẽ bùng phát ở mức độ khủng khiếp.
LHQ cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Sudan

Phát biểu tại một sự kiện cấp cao bên lề bên lề khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York (Mỹ), bà Msuya cho biết tình hình nhân đạo ở Sudan đang vô cùng tồi tệ. Xung đột tại nước này đã gây ra cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất thế giới hiện nay, khi đã có hơn một nửa dân số Sudan, tương đương 25,6 triệu người, đang bị thiếu lương thực trầm trọng. Bà Msuya cũng kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ sử dụng mọi ảnh hưởng của mình để chấm dứt các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền.

Trong khi đó, theo Cao uỷ LHQ về Người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi, hơn 10 triệu người Sudan đang phải chạy trốn khỏi bạo lực trong nước. Ông Grandi cho rằng người dân Sudan nếu không thiệt mạng do súng đạn thì cũng bị chết đói, hoặc phải đối mặt với bệnh tật, lũ lụt, bạo lực tình dục và các hành vi lạm dụng kinh hoàng khác. Cũng theo ông Grandi, trong 2 chuyến thăm Sudan vào năm nay, ông đã chứng kiến những điều kiện rất tồi tệ ở quốc gia này.

Cũng tại khóa họp trên, Mỹ đã công bố khoản viện trợ mới trị giá 424 triệu USD cho người dân Sudan vốn đang chịu cảnh mất nhà cửa và đói khát. Phái đoàn Mỹ cho biết khoản viện trợ bao gồm cả khoản tiền 175 triệu USD mua lương thực dư thừa từ nông dân Mỹ để cung cấp cho người dân Sudan và các vùng lân cận, nơi LHQ đã cảnh báo về nạn đói trên diện rộng.

Xung đột tại Sudan là một trong những vấn đề được bàn đến nhiều nhất trong chương trình nghị sự của khóa họp 79 ĐHĐ LHQ, với các cuộc thảo luận chủ yếu tập trung vào tình hình nhân đạo đang xấu đi nghiêm trọng và cuộc khủng hoảng tị nạn tại quốc gia Bắc Phi này. Theo thống kê của LHQ, xung đột tại Sudan cho đến nay đã khiến hơn 10 triệu người, chiếm 1/5 dân số Sudan, phải di dời trong nước hoặc di tản sang các nước láng giềng.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.