Ít nhất 30 khách hàng nhận…. sổ giả
Theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, hiện đã có hơn 30 khách hàng mua đất của công ty Đại Lộc Phát. Người đóng thấp nhất là 150 triệu đồng/lô và người đóng cao nhất là gần 300 triệu đồng. Điều đáng nói là khách hàng sau khi trả đủ tiền đã nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả.
Đó là 10 khách hàng mua đất từ việc “phân lô, bán nền” tại thửa đất 113, tờ số 14, tại xã Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai do ông Nguyễn Thành Luân đứng tên. Để tạo lòng tin cho khách hàng khi thương thảo và ký kết hợp đồng, ông Luân thường đưa khách hàng tới ký hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng luật sư Lê Công Chinh Tại Đông Hòa, Trảng Bom Đông Hòa. Sau đó ra sổ Đồng sở hữu cho 10 khách hàng, hiện tại khách hàng đã nhận sổ Đồng sở hữu và trích lục của thửa đất đó. Nhưng theo tìm hiểu, thì hiện sổ đó vẫn mang tên Ông Nguyễn Thành Luân, chủ sở hữu và ông Luân đã đem thế chấp sổ này cho một người khác từ đầu năm 2020.
Cũng với cách thức trên, Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Hoàng Bảo Văn (phó giám đốc, kiêm kế toán trưởng của công ty Đại Thành- Đại Lộc Phát, người đứng tên thửa đất 114, số tờ 14, tại xã Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai) Được biết, công ty Đại Lộc Phát và ông Nguyễn Hoàng Bảo Văn đứng tên đã ký hợp đồng chuyển nhượng cho 9 khách hàng vừa ở trụ sở công ty vừa ở văn phòng luật sư Lê Công Chinh Tại Đông Hòa, Trảng Bom Đồng Nai. Sau đó ra sổ Đồng Sở Hữu cho các khách hàng rồi, hiện tại khách hàng đã nhận sổ Đồng Sở hữu và trích lục. Nhưng thực tế sổ đó vẫn mang tên Ông Nguyễn Hoàng Bảo Văn chủ sở hữu.
Tiếp đến là thửa đất 121, tờ số 14, tại xã Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai do ông Nguyễn Như Khoa (chủ đầu tư) đứng tên, đã ký hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng luật sư Lê Công Chinh, Tại Đông Hòa, Trảng Bom. Sau đó ra sổ Đồng sở hữu cho 8 khách hàng. Thế nhưng hiện nay sổ Đồng sở hữu đang do bà Nguyễn Thị Xê giữ và sổ đó đã sang tên cho Ông N.V.T ngày 9 tháng 9 năm 2020 chủ sở hữu.
Số tờ 14 thửa 119 tại xã Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai do ông Nguyễn Hoàng Bảo Văn đứng tên đã ký hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng luật sư Lê Công Chinh, tại Đông Hòa, Trảng Bom. Sau đó ra sổ Đồng và ra sổ Đồng sở hữu cho các khách hàng, khách hàng đã nhận sổ Đồng sở hữu và trích lục. Nhưng thực tế hiện nay sổ đó lại mang tên bà Nguyễn Thị Xê đang sở hữu.
Số tờ 14 thửa 120 tại xã Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai do ông Nguyễn Thành Luân và bà Trần Thị Thu Thắm (là vợ) đứng tên đã ký hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng luật sư Lê Công Chinh, tại Đông Hòa, Trảng Bom. Sau đó ra sổ Đồng sở hữu cho các khách hàng, khách hàng đã nhận sổ và trích lục. Nhưng thực tế hiện nay sổ đó lại mang tên ông Phạm Xuân Phùng chủ sử hữu.
“Loạn” hơn nữa là thửa đất 376, tờ 07, tại xã Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai do ông Nguyễn Lương Bằng đứng tên đã được công ty Đại Lộc Phát ký hợp đồng chuyển nhượng cho khách hàng tại văn phòng luật sư Lê Công Chinh, Tại Đông Hòa, Trảng Bom. Sau đó ra sổ Đồng sở hữu cho khách hàng, còn một sổ giao cho chủ đất cũ là ông P.T.N. Thế nhưng giờ mới té ngửa ra vì không hiểu sao thửa đất này có tới… 3 cuốn sổ, hai sổ do ông Nguyễn Lương Bằng đứng tên, còn một sổ do ông V.Q.H đứng tên. Bản thân ông Nguyễn Lương Bằng cũng không biết được sổ nào là sổ thật.
Trích lục giả có dấu hiệu cắt dán và không có dấu mộc được giao cho khách hàng. Ảnh: Tiến Đạt. |
Sổ chung hay chỉ là trò bịp bợm?
Lợi dụng kẽ hở trong việc tạo điều kiện cho người dân được đứng tên về quyền sử dụng đất và tài sản bằng việc cấp giấy chứng nhận đồng sở hữu (sổ chung). Thời gian qua, Nguyễn Thành Luân cùng nhiều đối tượng khác (chủ đất) đã “bắt tay với nhau để tự lập dự án ma, phân lô bán nền đất trồng cây.
Với phương thức đơn giản là tự vẽ ra sơ đồ các vị trí lô đất trồng cây, rồi rao bán với chiêu sẽ có sổ hồng. Khi ký hợp đồng nhóm người này thường đưa khách hàng tới văn phòng luật sư Lê Công Chinh để ký kết dưới sự chứng kiến của luật sư này nên khiến nhiều người mắc bẫy. Thậm chí, để ra sổ chung cho khách hàng, Luân và các đối tượng chủ đất đã dụ khách hàng ký khống, lăn tay khống trên giấy A4 để trống và sau đó đem đi làm hồ sơ. Trong khi, theo quy định việc chuyển nhượng, ký kết và làm các thủ tục sang tên phải diễn ra ở phòng công chứng có đủ thẩm quyền. Như vậy, có thể nói văn phòng nơi luật sư Lê Công Chinh chính là một trong những địa điểm để Nguyễn Thành Luân giao dịch, giở trò lừa đảo khách hàng và “tiếp tay” cho việc làm ra hơn 30 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả.
Ngoài việc làm sổ đỏ giả, Nguyễn Thành Luân và đồng bọn còn nguỵ tạo, làm giả các trích lục lô đất để giao cho khách hàng. Các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên và trích lục photo mà khách hàng nhận được là giả vì… đến nay mỗi một thửa đất nêu trên đều chỉ có 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và do 1 người đứng tên chủ sở hữu. Giấy trích lục sẽ thể hiện nguyên cả thửa đất chứ không phải thể hiện theo diện tích, vị trí từng lô đất được phân ra cho khách hàng. Các trích lục trên có dấu hiệu “cắt dán” nội dung và tự vẽ ra.
Sổ đồng sở hữu giả mà khách mua đất nhận được. Ảnh: Tiến Đạt. |
Bên cạnh việc làm sổ giả ở xã Đông Hoà thì lợi dụng những kẽ hở của việc cấp sổ đồng sở hữu cho khách hàng, Nguyễn Thành Luân – công ty Đại Thành (trước khi đổi thành công ty Đại Lộc Phát) và chủ đất (chủ đầu tư) còn “ăn gian” làm dư sổ đỏ nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Cụ thể, theo tìm hiểu của Ngày Nay, năm 2019, công ty Đại Lộc Phát (Đại Thành) được uỷ quyền từ chủ đầu tư là bà Cương rao bán một số “lô, nền” đất mà họ tự phân ra từ đất trồng cây, thuộc thửa đất 185 thuộc tờ bản đồ số 26, xã Sông Trầu. Ban đầu bà Cương là chủ đầu tư đã phân ra 9 lô đất, mỗi lô có diện tích từ 100 m2 trở lên. Nhận thấy những sơ hở của khách hàng, sau khi làm hợp đồng chuyển nhượng, quy trình làm sổ chung... Khách hàng không tham gia giám sát, bà Cương đã cùng Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Hoàng Bảo Văn và Đại Thành làm ra 10 cuốn sổ đồng sở hữu cho thửa đất 185 tờ số 26. Do khi bán và Luân và bà Cương đã làm ra "trích lục" cho từng “lô, nền” nên khi làm dư ra 1 sổ đồng sở hữu. Nhóm người trên đã chọn lô đất số 49 (khu này do nhiều chủ đất chung nhau và phân ra gần 100 lô đã bán gần hết) để cho ông Trần Đình Huế, Trần Thị Đào sở hữu. Điều đáng nói là lô đất này Nguyễn Thành Luân đã bán cho bà Đào và giao tiền cho bà Cương. (bà Đào nhận được sổ đồng sở hữu thật với 9 người khác và một giấy trích lục photo giả). Vậy mà, giờ bà Cương lại đang đi rao bán lô đất 49 bằng sổ chung do ông Trần Đình Huế đứng tên.
Bà Cương là chủ đầu tư, nên không thể không liên quan đến việc trích lục giả, cũng như ra thừa sổ đồng sở hữu và việc rao bán 1 lô đất 2 lần như vậy.
Theo điều tra của phóng viên Ngày Nay, việc dư sổ ở xã Sông Trầu với việc sổ giả ở xã Đông Hoà tuy ở 2 vị trí khác nhau, cách thức khác nhau nhưng lại có “dây mơ rễ má” giữa công ty Đại Lộc Phát với những người là chủ đầu tư – chủ đất.
Bài 3: Những khoản chi bí ẩn
Việc mua bán rầm rộ, công khai, kéo dài và từ nơi này qua xã khác… mà sao chính quyền không biết, không hay?. Ai tiếp tay cho việc phân lô bán nền và làm sổ giả?