(Ngày Nay) - “Đế chế” Vạn Thịnh Phát nắm trong tay hàng ngàn bất động sản khắp cả nước, trong đó có hàng loạt toà nhà, trung tâm thương mại, dự án nằm ở vị trí đắc địa bậc nhất TP.HCM.
Trụ sở chính của Vạn Thịnh Phát nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1.
Khởi đầu từ một doanh nghiệp được thành lập năm 1992, sau 20 năm, bà Trương Mỹ Lan cùng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã hình thành một “đế chế” khổng lồ, được tổ chức chặt chẽ với khoảng 1.000 “chân rết”, thâu tóm hàng loạt dự án bất động sản tỷ đô.
Sau khi hợp nhất 3 nhà băng thành Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát toàn quyền chi phối hoạt động, tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm của người dân rồi sử dụng các doanh nghiệp “ma” lập khống hồ sơ vay vốn để rút tiền từ SCB, phục vụ cho lợi ích hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Người phụ nữ này và thân tín sử dụng các tài sản là nhà, đất, dự án bất động sản chưa đủ điều kiện pháp lý, nâng khống giá trị lên gấp nhiều lần để hợp thức hoá khoản vay, qua đó chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 304.000 tỷ đồng.
Một vài dự án đáng chú ý là: dự án Mũi Đèn Đỏ diện tích 118ha ở Q.7, dự án Bonville diện tích 5,6ha ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, dự án Sterling Residence diện tích 26,4 ha và dự án Khu thể dục thể thao 5 khoảng 18,3ha thuộc Khu đô thị mới Nam thành phố, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh...
Ngoài những dự án kể trên, suốt hai mươi năm qua, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã mạnh tay vung tiền thâu tóm hàng loạt toà nhà, lô đất, dự án bất động sản nằm ở vị trí đắc địa trung tâm TP.HCM. Dưới đây là một vài bất động sản trên đất vàng của “đế chế” này:
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có trụ sở tại số 193-203 đường Trần Hưng Đạo, P.Cô Giang, Q.1. Hiện, toà nhà này đóng cửa. Sau khi dùng pháp nhân, cá nhân “ma” để rút tiền từ SCB, thân tín của bà Trương Mỹ Lan sẽ vận chuyển tiền mặt về đây, giao theo chỉ đạo của người phụ nữ này.
Khu căn hộ Sherwood Residence nằm ở số 127 đường Pasteur, P.6, Q.3 – là một trong hai điểm dừng mà tài xế riêng của bà Trương Mỹ Lan chở tiền mặt về. Đây cũng là một trong những nơi ở của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Toà nhà cao 21 tầng, tổng diện tích hơn 40.000m2, bố trí 228 căn hộ cho thuê cao cấp.
Trụ sở chính của Ngân hàng SCB được chuyển về địa chỉ số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Q.1 từ năm 2020 (trước đó đặt tại số 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5). Đây là một trong những khu vực có giá bất động sản đắt đỏ nhất TP.HCM, lên tới vài tỷ đồng/m2.
Đối diện Ngân hàng SCB là toà nhà VTP Office Service Center ở số 8 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Q.1 cũng thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Tòa nhà văn phòng cho thuê này được đưa vào hoạt động năm 1993 với kết cấu 2 hầm, 15 tầng cao, diện tích sử dụng khoảng 7.500m2. Giá thuê khoảng 28 USD/m2/tháng.
Tòa nhà Times Square tọa lạc tại số 22 - 36 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Q.1 là một trong số ít những dự án mà Vạn Thịnh Phát trực tiếp đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Công trình hoàn thành vào năm 2012, gồm 2 tòa tháp đôi cao 165m, bên trong có khách sạn 6 sao đầu tiên của Việt Nam.
Đối diện tòa nhà Time Square là khu tứ giác mặt tiền đường Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế. Khu đất này có diện tích khoảng 1,31ha, được chỉ định thầu cho Vạn Thịnh Phát cùng một doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, sau nhiều năm Vạn Thịnh Phát vẫn chưa giải phóng mặt bằng để thi công dự án.
Cách đó khoảng 1km, cùng trên đường Nguyễn Huệ là trung tâm thương mại Union Square. Công trình này trước đó có tên gọi là Vincom A và được Vạn Thịnh Phát mua lại vào năm 2013. Sau khi Vạn Thịnh Phát thâu tóm, từ một trung tâm thương mại sầm uất, Union Square trở nên vắng lặng, chỉ lác đác vài đơn vị thuê mặt bằng kinh doanh.
Thuận Kiều Plaza được xây dựng năm 1994 là một trong những dự án trung tâm thương mại đầu tiên ở TP.HCM. Dự án được xây dựng trên khu đất gần 10.000m2, tổng vốn đầu tư lên tới hơn 55 triệu USD. Đến năm 2015, toà nhà này về tay Vạn Thịnh Phát và đổi tên thành The Garden Mall. Chủ sở hữu chỉ sơn lại mặt ngoài, cải tạo lại phần trung tâm thương mại để cho thuê, còn phần căn hộ vẫn bỏ hoang cho đến nay.
Trung tâm thương mại – khách sạn Winsor Plaza thuộc sở hữu của Vạn Thịnh Phát, nằm ở vị trí “vàng” ở mặt tiền đường An Dương Vương, ngay trung tâm Q.5. Được biết, đây là một trong những khách sạn cao cấp đầu tiên của Vạn Thịnh Phát. Bên trong quần thể khách sạn này còn có trung tâm thương mại An Đông Plaza.
Tòa nhà Saigon One Tower ở góc đường Hàm Nghi - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng, được khởi công năm 2007, đến năm 2011 thì dừng lại khi đã hoàn thành được khoảng 80%. Dự án “đắp chiếu” suốt nhiều năm và được đem ra bán đấu giá vào năm 2018. Công ty Vivaland thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát mua lại, đổi tên thành IPC One Saigon và rục rịch thi công. Tuy nhiên, công trình mới thay được phần mặt kính bên ngoài thì xảy ra vụ án Vạn Thịnh Phát và tiếp tục bỏ hoang.
Dự án One Central Saigon nằm tại góc Lê Thị Hồng Gấm – Calmette – Phạm Ngũ Lão – Phó Đức Chính và đối diện với chợ Bến Thành, Q.1. Tên gọi cũ là The Spirit of Saigon (do Bitexco làm chủ đầu tư), được thi công dang dở và bỏ hoang, sau đó về tay Vivaland. Sau khi vụ án xảy ra, logo, hình ảnh liên quan đến Vivaland được gỡ sạch khỏi dự án, hoạt động thi công cũng dừng hẳn. Đến nay, dự án như một khối bê tông khổng lồ án ngữ ngay trước chợ Bến Thành.
Vạn Thịnh Phát cũng sở hữu một khu tứ giác khác cách đường Nguyễn Huệ không xa, là tứ giác Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực. Khu đất được quy hoạch xây dựng tòa tháp SJC, động thổ vào năm 2016, tuy nhiên sau đó dừng thi công và bỏ hoang cho đến nay.
Quá trình điều tra vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Bộ Công an thu giữ số tiền gần 599 tỷ đồng, gần 15 triệu USD và hàng ngàn bất động sản, siêu xe, du thuyền… Phong tỏa hơn 1.890 tỷ đồng và gần 8,5 triệu USD; ngăn chặn giao dịch với số dư 789,8 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng SCB.
Đối với bà Trương Mỹ Lan, cơ quan điều tra tạm giữ 1.266 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận công trình xây dựng; 1.784 bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; danh sách 269 nhà đất cho thuê và 21 hợp đồng công chứng; kê biên 1.237 bất động sản... Trong ảnh là căn biệt thự cổ ở địa chỉ số 110-112 Võ Văn Tần, Q.3 diện tích gần 3.000m2, bà Trương Mỹ Lan, thông qua Công ty Cổ phần Minerva mua lại với giá 35 triệu USD (khoảng 700 tỷ đồng).
(Ngày Nay) - Chuyện tình yêu của chàng nho sinh Lương Sơn Bá và nàng kiều nữ giả trai Chúc Anh Đài là một bi kịch tình yêu lấy nước mắt khán giả nhiều thế hệ qua phim ảnh, cải lương. Trong mùa Tết 2025 này, Nhà hát kịch Idecaf dựng Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài ngoại truyện (tác giả Võ Trung Tín, đạo diễn Vũ Đình Toàn) với không khí vui nhộn phù hợp tâm lý đón Xuân.
(Ngày Nay) - Chiều 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay và năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là địa phương sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025 theo Nghị quyết của Quốc hội.
(Ngày Nay) - Ngày 28/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật được nghiệm thu tại cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Sống mãi với thời gian”.
(Ngày Nay) - Ngày 29/12, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5, năm 2024.
(Ngày Nay) - OpenAI dự kiến thay đổi cấu trúc tổ chức, hướng tới việc trở thành một doanh nghiệp kết hợp giữa mô hình lợi nhuận truyền thống và một nhánh phi lợi nhuận, nhằm tạo ra sự cân bằng giữa mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết ngày 27/12, một chiến dịch quân sự của Israel nhắm vào lực lượng Hamas gần bệnh viện Kamal Adwan đã khiến cơ sở y tế lớn cuối cùng ở phía Bắc Gaza phải ngừng hoạt động.
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1677/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1669/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hà Nội.