Long An: Đón sóng FDI, khu công nghiệp tạo lợi thế từ quỹ đất và hạ tầng hoàn thiện

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các khu công nghiệp có đóng góp vô cùng lớn cho nền kinh tế vì đây là nơi “đại bàng làm tổ”. Khi tới Việt Nam, những doanh nghiệp FDI hàng đầu thế giới thường chọn khu công nghiệp làm nhà máy, nhà xưởng.
Khu công nghiệp Việt Phát nằm ở xã Tân Long, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Khu công nghiệp Việt Phát nằm ở xã Tân Long, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Trong 2 năm gần đây, làn sóng dịch chuyển của dòng vốn FDI đang hướng tới Việt Nam. Vì vậy, vai trò của các khu công nghiệp ngày càng lớn hơn. Về phần mình, để có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp FDI, các khu công nghiệp phải tạo cho mình lợi thế cạnh tranh. Điển hình trong số đó là Khu công nghiệp Việt Phát của Công ty cổ phần đầu tư đầu tư Tân Thành Long An với nhiều ưu điểm.

Quỹ đất lớn, hạ tầng dần hoàn thiện

Với tổng diện tích hơn 1.800ha, Việt Phát trở thành một trong những khu công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước nói chung và Long An nói riêng. Nhưng quy mô lớn chưa phải lợi thế lớn nhất của Việt Phát, quỹ đất sạch mới là ưu điểm đáng kể nhất của dự án này.

Quỹ đất sạch là điểm nhiều chuyên gia thường xuyên nhấn mạnh khi đề cập tới bất động sản công nghiệp. Trước đây, chia sẻ với báo giới, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết để đón được các nhà đầu tư phát triển đến với các khu công nghiệp, thì việc chuẩn bị sẵn sàng nguồn “đất sạch” là vấn đề rất quan trọng. Do chủ đầu tư đánh giá được tầm quan trọng của “đất sạch” nên ngay từ sớm, toàn bộ diện tích của dự án đã được giải phóng mặt bằng, sẵn sàng đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư.

Ngoài ra, hạ tầng dự án cũng dần hoàn thiện. Ttháng 9/2021, Khu công nghiệp Việt Phát đã hoàn tất hạ tầng kỹ thuật với diện tích hơn 100ha đủ điều kiện tiếp nhận Nhà đầu tư thứ cấp (văn bản số 2277/TB-BQLKKT ngày 28/9/2021 do ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An phát hành). Chỉ sau đó 3 tháng, tới tháng 12/2021, diện tích tăng tới 160ha.

Dự kiến, tới tháng 6/2022, Khu công nghiệp Việt Phát sẽ hoàn tất hạ tầng kỹ thuật với diện tích khoảng 220ha đủ điều kiện tiếp nhận Nhà đầu tư thứ cấp. Tới tháng 12/2022, 295ha sẵn sàng chào đón nhà đầu tư. Do đó, doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng ngay sau khi ký kết hợp đồng.

Long An: Đón sóng FDI, khu công nghiệp tạo lợi thế từ quỹ đất và hạ tầng hoàn thiện ảnh 1
Khu công nghiệp Việt Phát sở hữu nhiều lợi thế như quỹ đất sạch, giá cạnh tranh và địa chất tốt.

Khu công nghiệp có nhiều lợi thế

Lợi thế về đất của Việt Phát không chỉ nằm ở “sạch” và “xanh” mà nằm ở địa chất. Toàn bộ diện tích dự án nằm trên khu vực địa chất tốt. Nhờ vậy, nhà đầu tư tiết kiệm chi phí lớn trong hạng mục xây dựng nền móng cho nhà xưởng.

Ngoài ra, Khu công nghiệp Việt Phát còn giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí bằng cách đưa ra mức giá rất cạnh tranh trong bối cảnh giá thuê bất động sản công nghiệp đứng ở mức rất cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Cụ thể, theo báo cáo thị trường bất động sản khu công nghiệp quý III/2021 của CBRE Việt Nam, giá chào thuê đất công nghiệp tại TP. HCM và Hà Nội đang cao gấp đôi so với một số tỉnh lân cận. Trong quý III/2021, giá cho thuê bất động sản công nghiệp tại TP. HCM cao nhất 300 USD/m2, trong khi Long An là 250 USD/m2, Bình Dương 150 USD/m2 và Đồng Nai khoảng 200 USD/m2.

Giá thuê đất tại Khu công nghiệp Việt Phát mang nhiều tính cạnh tranh so với mặt bằng chung tại khu vực. Vì vậy, nhà đầu tư hoạt động tại Việt Phát chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên thị trường.

Bên cạnh đó, dự án Khu công nghiệp Việt Phát còn có lợi thế về vị trí địa lý. Dự án thuộc xã Tân Long, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cặp theo tuyến quốc lộ N2 đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng công Cửu Long, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 45 km, cách cửa khẩu quốc gia Quý Tân khoảng 35km, cách cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp khoảng 70km theo đường bộ, cách cảng Long An theo tuyến giao thông đường thủy sông Vàm Cỏ Đông khoảng 150km. Dự án được đầu tư theo hướng xanh, sạch, bền vững góp phần đón đầu “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hậu Covid-19 của Việt Nam.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).